Dinh Dưỡng, Dinh dưỡng cho bà bầu

Axit Folic với mẹ bầu và những điều cần biết

Tác dụng của axit folic với mẹ bầu
Mất:8 phút, 1 giây để đọc.

Axit folic là một trong những dưỡng chất thường xuyên được nhắc đến trong dinh dưỡng thai kì. Thực chất, đây là một dạng vitamin tan trong nước. Chúng có vai trò quan trọng trong việc sản xuất hồng cầu. Đồng thời, đây cũng là một trong những yếu tố giúp hình thành hệ thần kinh ống sống của thai nhi. Chính vì thế, việc bổ sung axit folic với mẹ bầu trong thai kì là cực kì cần thiết. Bởi lẽ, nếu thiếu đi dưỡng chất này, trẻ rất dễ mắc phải các dị tật ống sống. Ví dụ như tật nứt ống sống, thai vô sọ,… Cùng với đó, việc thiếu axit folic trong thời kì mang thai cũng làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non và rối loạn tâm thần sau sinh cho trẻ nhỏ.

Vậy, mẹ bầu có thể bổ sung axit folic qua những phương pháp nào? Thực phẩm nào có chứa nhiều dưỡng chất này? Nếu cần bổ sung, thì bổ sung bao nhiêu axit folic là vừa và đủ? Thừa axit folic thì có gây ra vấn đề sức khỏe gì không? Dấu hiệu nào cho biết mẹ bầu đang bị thiếu axit folic? Cùng đón đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé.

Axit folic với mẹ bầu và vai trò của chúng đối với sức khỏe thai nhi

Acid Folic là dạng tổng hợp của Folate, hay còn được gọi là vitamin B9. Folate tồn tại trong nhiều loại thực phẩm và là vitamin tan được trong nước. Đây là thành phần quan trọng có vai trò thúc đẩy sản xuất các tế bào hồng cầu. Đồng thời giúp cho ống thần kinh phát triển thành não và tủy sống.

Acid folic với mẹ bầu và vai trò của chúng đối với sức khỏe thai nhi

Nếu thiếu acid folic, thai nhi có thể gặp phải một số dị tật bẩm sinh như:

– Thai vô sọ: Đây là dị tật vô cùng nguy hiểm. Bởi, nó có thể khiến thai nhi không thể sống sót.

– Tật nứt đốt sống: Nó khiến trẻ sinh ra không thể phát triển bình thường như những đứa trẻ khác khi gặp một số vấn đề cột sống. Ví dụ như gù, biến dạng xương, cong vẹo cột sống,…

Axit folic với mẹ bầu: Cần bổ sung vào thời điểm nào?

Theo các chuyên gia, dị tật bẩm sinh có thể bắt đầu xảy ra ở thời gian 3 – 4 tuần đầu tiên của thai kỳ. Do đó, mẹ bầu cần bổ sung dưỡng chất này từ trước. Như vậy, ngay khi mang bầu, bào thai đã được nuôi dưỡng để phát triển.

Thông thường, các bác sĩ sẽ khuyên những người phụ nữ bổ sung acid folic vào thời gian bắt đầu chuẩn bị mang thai. Theo kết quả một nghiên cứu, phụ nữ dùng thành phần acid này trước khi mang thai 1 năm sẽ giảm nguy cơ sinh sớm đến hơn 50%.

Ngoài ra, trước khi mang thai 1 tháng, mỗi ngày mẹ bầu cần dùng acid folic. Nếu có thể dùng được càng lâu (trong độ tuổi sinh nở) thì càng tốt. Bởi đây sẽ là nguồn dự trữ tốt nhất giúp bổ sung cho bào thai khi cần thiết.

Mẹ bầu cần bổ sung axit folic

Trong thời gian mang thai, bà bầu vẫn cần bổ sung acid folic. Vì rất có thể, hàm lượng trước đó dự trữ được là không đủ. Vì quá trình hình thành, phát triển của bé kéo dài tới hơn 9 tháng. Hãy khám thai định kỳ để bác sĩ có thể nắm rõ nhất cơ thể mẹ bầu thiếu chất gì. Đồng thời, biết được bổ sung hàm lượng ra sao để đưa ra lời khuyên tốt nhất.

Bà bầu cần bổ sung bao nhiêu axit folic là đủ?

Mỗi giai đoạn khác nhau của thai kì đòi hỏi lượng axit folic khác nhau

Theo chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ trong thời kỳ sinh nở cần được bổ sung 400 – 600mcg acid folic mỗi ngày. Nếu mẹ bầu đang dùng vitamin tổng hợp, hãy kiểm tra về liều lượng của nó xem đã đủ theo khuyến nghị chưa. Trong trường hợp nếu chưa sử dụng vitamin tổng hợp, mẹ có thể bổ sung folate theo nhiều cách khác nhau.

Riêng đối với những người trong thời kỳ mang thai, việc bổ sung acid folic là vô cùng quan trọng. Mỗi giai đoạn của thai kỳ cần lượng folate khác nhau. Thậm chí, kể cả sau khi sinh, mẹ vẫn cần bổ sung thành phần này.

Theo đó, hàm lượng acid folic cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như sau:

– Trước khi mang thai cho đến hết ba tháng đầu tiên: Mỗi ngày cần 400mcg

– Từ tháng thứ tư trở đi: Mỗi ngày cần 600mcg

– Sau khi sinh (giai đoạn con bú): Mỗi ngày cần 500mcg

Phụ nữ mang thai có tiền sử gai đình dị tật cần bổ sung nhiều axit folic hơn

Ngoài ra, một số trường hợp thai nhi có nguy cơ dị tật bẩm sinh cao. Do đó, mẹ bầu cần bổ sung acid folic với hàm lượng cao hơn. Cách sử dụng và liều lượng theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Một số trường hợp mẹ bầu cần lưu ý hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung acid folic là:

– Khi chính mẹ bầu hoặc cha của em bé trong bụng bị dị tật ống thần kinh.

– Ở lần mang thai trước, thai nhi bị dị tật ống thần kinh.

– Tiền sử gia đình của mẹ bầu, hoặc cha của em bé có người bị dị tật ống thần kinh.

– Mẹ bầu bị tiểu đường, hoặc đang dùng thuốc chống động kinh.

Bà bầu cần bổ sung bao nhiêu axit folic là đủ?

Dù gặp vấn đề gì hay không, tốt hơn hết thai phụ nên nói rõ với bác sĩ về tiền sử gia đình. Đồng thời, chia sẻ những vấn đề bản thân đang mắc phải để họ có thể lên đơn về liều lượng acid folic phù hợp nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể đề nghị làm các xét nghiệm sàng lọc bổ sung trong thai kỳ. Điều này nhằm loại bỏ những dị tật không mong muốn ở thai nhi.

Phương pháp bổ sung axit folic với bà bầu tốt nhất

Như vậy chúng ta đã biết vai trò của acid folic đối với bà bầu vô cùng quan trọng. Sau khi biết hàm lượng thành phần này cần cho mỗi giai đoạn là bao nhiêu, mẹ bầu hãy bắt tay ngay vào việc bổ sung thôi nào.

Tuy nhiên, làm thế nào để bổ sung folate một cách tốt nhất? Theo các chuyên gia, mẹ bầu có thể thực hiện bằng hai cách sau:

Bổ sung axit folic với mẹ bầu thông qua ăn uống

Bổ sung vitamin B9 cho mẹ bầu thông qua ăn uống

Trong rất nhiều loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày có hàm lượng acid folic cao. Cụ thể như sau:

– Cam là loại trái cây tươi giàu acid folic, vitamin C và chất xơ. Từ đó tăng khả năng hấp thụ sắt và giảm nguy cơ táo bón.

– Trong sữa và các chế phẩm từ sữa có hàm lượng acid folic, canxi dồi dào. Điều này vừa giúp tăng cường miễn dịch cho mẹ, vừa giúp loại bỏ nguy cơ dị tật bẩm sinh ở bé.

– Măng tây là thực phẩm giàu acid folic. Cứ 5 cây măng tây có 1000mcg folate. Tuy nhiên, khi chế biến không nên nấu quá kỹ. Vì nhiệt cao sẽ khiến thành phần này giảm đi.

– Hàm lượng acid folic trong rau bina, bông cải xanh gấp đôi so với những loại rau có màu sẫm khác. Ngoài ra, trong rau này còn có nhiều sắt, tốt cho phụ nữ mang thai.

– Bổ sung acid folic bằng cách ăn lòng đỏ trứng gà.

– Các loại đậu, trong đó nhiều nhất là đậu tương. Mẹ bầu có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như sữa đậu nành, đậu phụ.

– Khoai tây, ngũ cốc thô là những thực phẩm giàu folate mẹ cần ăn nhiều hơn.

– Trong mỗi quả bơ có tới 90 mcg acid folic. Ngoài ra, trong bơ còn có chất béo không no tốt cho mẹ bầu và sự phát triển của trí não bé.

Sử dụng vitamin tổng hợp để bổ sung axid folic với mẹ bầu nhanh hơn

Ngoài việc dùng các thực phẩm có hàm lượng cao thì bổ sung acid folic cho mẹ bầu còn có thể thực hiện bằng cách dùng vitamin tổng hợp. Hiện nay có nhiều loại vitamin với nhiều thành phần khác nhau.

Tuy nhiên, để giúp mẹ bầu bổ sung folate tốt nhất, bạn có thể lựa chọn sản phẩm có kết hợp nhiều thành phần. Ví dụ như acid folic, omega-3, sắt, magie,… Đây là những chất giúp mẹ hấp thụ DHA tốt nhất. Đồng thời giúp bé phát triển toàn diện, giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh.

Như vậy, để tránh nguy cơ bé sinh ra bị dị tật bẩm sinh, hoặc thai vô sọ, việc bổ sung acid folic cho bà bầu là vô cùng quan trọng. Hãy thăm khám định kỳ để xác định mức độ thừa – thiếu mỗi dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Từ đó có thể bổ sung sớm nhất và tốt nhất.

Axit folic có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm

Trên đây là một số thông tin cơ bản nhất về axit folic với mẹ bầu. Thông qua bài viết, bạn đọc đã phần nào hiểu được vai trò và những cách bổ sung chúng cho phụ nữ mang thai. Chúc các mẹ bầu luôn vui vẻ và có một thai kì khỏe mạnh.

Nguồn: preiq.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.