Bánh Manju hay bánh màn thầu Nhật Bản, thực chất loại bánh này rất giống với món bánh trôi tàu của người Việt chúng ta thường ăn. Vì vậy, cách làm Manju cũng tương đối khá giống với cách làm bánh bao. Bánh Manju có nguồn gốc từ bánh mì của Trung Quốc, có hình dạng và trang trí khác nhau và mang phong cách Nhật Bản. Vỏ bánh thường làm bằng bột củ, bên trong có nhân đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen. Bạn có tò mò món bánh này được làm từ những nguyên liệu nào hay cách làm bánh này có đơn giản không? Để trả lời cho câu hỏi của bạn, trang xin được chia sẻ những thông tin về bánh Manju và cùng với cách làm bánh này tại nhà.
Khái quát về bánh Manju
Manju một loại bánh phổ biến của đất nước Nhật Bản nhưng thật chất đây chính là món bánh bao mà người Việt chúng ta vẫn thường hay ăn. Manju có xuất sứ từ Trung Hoa, theo một số tài liệu cho rằng đó chính là bánh màn thầu. Mà chúng ta vẫn thường thấy người dân Trung Hoa ăn trong các bộ phim kiếm hiệp.
Nhật Bản là quốc gia chịu khá nhiều ảnh hưởng từ Trung Hoa như văn hóa, phong tục tập quán cũng như ẩm thực. Mặc dù qua thời gian người Nhật đã dần Nhật hóa những nét chung đó thành của riêng mình nhưng vẫn phần nào vẫn còn mang trong mình một nét Trung Hoa. Và cả món bánh Manju cũng vậy, tuy đã được biến tấu về hình dáng. Nhưng vẫn còn nguyên cách làm và hương vị vẫn không mấy thay đổi.
Bánh Manju
Bánh Manju có xuất sứ từ đất nước Trung Hoa, một số tài liệu cho rằng tổ tiên của món bánh này chính là bánh màn thầu. Ẩm thực Nhật Bản từ xưa có nhiều sự ảnh hưởng từ Trung hoa. Nhưng theo thời gian người Nhật đã tạo nên những sự khác biệt trong cách sử dụng nguyên liệu. Cách chế biến và trang trí để mang đến một món bánh Manju mang đậm bản sắc dân tộc.
Về kiểu dáng, vỏ bánh manju được làm từ bột củ từ (jojo) bao bọc bên giữa là nhân đậu. Hình dáng bánh được nặn thành hình tròn gần giống với bánh bao của Việt Nam. Đây là loại bánh yêu thích của nhiều trẻ em. Bởi chúng thường có hình dạng ngộ nghĩnh, bắt mắt và dễ thương. Bên cạnh đó, bánh Manju cũng có khá nhiều “anh em” khác như: Manju Matcha và Manju Mizu,… Manju ở Nhật Bản chủ yếu là bánh ngọt với nhân làm từ các loại đậu như đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen…
Cách làm bánh Manju Mizuvới vỏ bánh được làm từ bột kuzu nên trông giống như thạch. Còn bánh Mizu Manjuu được làm từ bột Mizu Manjuu – đó là hỗn hợp trộn giữa bột Kuzu và bột Kanten. Do đó bánh khi ăn vừa dẻo vừa dai vừa mát lạnh. Phần nhân đậu vừa bùi bùi, còn vỏ bánh mát lạnh lại thơm vị trà, ăn hoài không ngán.
Kiểu dáng của bánh Manju
Vỏ bánh manju làm từ bột jojo (củ từ), ở giữa là nhân đậu, được nặn thành hình tròn gần giống với bánh bao của Việt Nam. Manju là loại bánh ưa thích của trẻ em, bởi chúng thường có hình dạng ngộ nghĩnh và bắt mắt. Manju có rất nhiều loại với đa dạng hình dáng khác nhau nhưng phổ biến nhất là Manju Matcha và Manju Mizu. Ở đất nước hoa Anh Đào này Manju chủ yếu là bánh ngọt với nhân làm từ các loại đậu như đậu đỏ, đậu đen…
Ở Việt Nam chúng ta món bánh như vậy thường được kêu là cade hay bánh bao ngọt và thường không được ưa chuộng lắm. Nhưng có lẽ lạ lẫm với người Việt Nam chúng ta đó chính là món Manju Mizu với vỏ bánh được làm từ bột kuzu nên trông giống như thạch. Bánh Mizu Manjuu được làm từ bột Mizu Manjuu , là hỗn hợp trộn giữa bột Kuzu và bột Kanten, nên bánh vừa mát lạnh vừa dai dai, dẻo dẻo . Nhân bánh thì ta có thể cho các loại đậu vào, ví dụ như cho nhân bánh là đậu trắng trà xanh với đậu đỏ. Nhân vừa bùi vị đậu, vừa thơm vị trà, còn vỏ bánh mát lạnh, ăn hoài không ngán luôn.
>>> Có thể tham khảo thêm các bài viết về ẩm thực tại đây.
Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm bánh
Phần nhân
- 50g bột mì.
- 2 quả trứng.
- 50g bơ.
- 90ml sữa tươi.
- 160g đường.
Phần vỏ
- 300g bột mì.
- 190ml nước ấm.
- 5g đường.
- 5g men nở.
- Một ít muối.
Hướng dẫn làm bánh màn thầu Nhật Bản
Bước 1: Để làm phần nhân bánh, đầu tiên bạn cho trứng, sữa tươi và đường vào một chiếc tô lớn, đánh đều. Cho thêm bơ đã tan chảy vào rồi rây từ từ bột mì vào; vừa rây vừa khuấy đều cho hỗn hợp mịn.
Bước 2: Tiếp theo bạn cho bát trứng vào nồi chưng cách thủy trên lửa lớn. Và cứ cách mỗi khoảng phút bạn lại mở nắp khuấy một lần.
Bước 3: Làm liên tục đến khi tổng thời gian cho quá trình chưng này là 20 phút thì dừng lại. Bạn để nguội và đem vo thành từng viên tròn nhỏ.
Bước 4: Phần vỏ, bạn cho nước ấm khoảng 35 độ C vào bát. Sau đó thêm men nở, muối, đường và 1/3 lượng bột mì vào trộn đều. Tiếp tục cho phần bột mì còn lại vào trộn đều lần nữa và để bột nghỉ. Đến khi bột nở gấp đôi thì ngắt bột ra làm nhiều phần bằng nhau, đem vo tròn rồi cán dẹt.
Bước 5: Tiếp tục cho phần nhân vào giữa và dùng tay bo kín miệng lại. Để bánh được tròn, kín, đều.
Bước 6: Cho bánh vào nồi hấp. Để bột nghỉ 15 phút rồi mới bạn bật lửa lớn hấp khoảng 10 phút. Lúc này bánh đã chín nhưng bạn vẫn để bánh trong nồi thêm 2 phút nữa nhé. Xong thời gian này là bạn có thể lấy bánh ra và thưởng thức.
Kết luận
Cách làm bánh Manju vì phải mất thời gian làm nhân và quá trình ủ bột khá lâu. Nên bạn có thể làm bánh vào tối hôm trước để sáng hôm sau cho bánh lên hấp lại; hay quay trong lò vi sóng và làm món ăn sáng cho mọi người thưởng thức nha.
Bạn có thể tham khảo thêm cách làm bánh cực ngon tại trang GRF để biết thêm một món bánh Nhật Bản mới cũng rất ngon rồi cùng nhâm nhi với ly trà nóng. Trang cám ơn các bạn đã đọc.
Nguồn: daylambanh.edu.vn