Thành phần dinh dưỡng của sữa đậu nành cũng tương tự như sữa bò. Uống sữa đậu nành có thể ngăn ngừa bệnh Alzheimer hoặc bệnh hen suyễn. Đối với bệnh nhân thiếu máu, đậu nành tốt hơn sữa khác vì có khả năng nâng cao sức đề kháng, giảm chất béo bão hòa và không chứa cholesterol. Đậu nành cung cấp rất nhiều vitamin E và lecithin. Đậu nành không chứa casein và đặc biệt an toàn cho những người không dung nạp lactose hoặc dị ứng với các sản phẩm từ sữa khác.
Những người trẻ sử dụng các sản phẩm từ đậu nành đã qua chế biến mỗi ngày sẽ tránh được mụn trứng cá, nổi mề đay, giữ cho làn da luôn tươi trẻ. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, loại thực phẩm rất có lợi này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Sữa đậu nành
Sữa đậu nành là gì?
Sữa đậu nành là một trong những thức uống khá phổ biến làm từ đậu tương, vị mát, hơi ngậy, khi uống có thể thêm chút đường. Ở các thành phố tại Việt Nam, sữa đậu làm theo phương pháp thủ công thường được rao bán các buổi sáng.
Sữa đậu nành đóng hộp, được sản xuất theo quy trình công nghiệp, cũng rất thơm ngon.
Chúng có thể có thêm hương vị như vani, sô-cô-la hoặc các hương vị khác. Một số nghiên cứu cho thấy thành phần dinh dưỡng trong sữa đậu nành cũng bổ dưỡng gần bằng sữa bò tươi.
Chế biến sữa đậu nành không quá khó. Cách đơn giản nhất mà ai cũng có thể làm được là xay hạt đậu tương (bằng máy xay sinh tố chẳng hạn) với tỉ lệ 200 g đậu trên 0.5 lít nước. Lọc phần đã xay qua khăn hay rây thật nhỏ để thu lấy nước. Đun sôi nước này lên là có sữa đậu nành
Công đoạn chế biến
Hạt đậu tương cũng có thể được rang chín lên, (tới lúc giòn và ăn vã ngay được) rồi mới xay, cách này làm cho các sản phẩm thu được thơm ngon hơn, và dễ hấp thụ hơn. Sữa đậu nành thường là một trong các sản phẩm có chung một quá trình chế biến từ hỗn hợp bột đậu tương và nước. Từ mỗi công đoạn, người ta thu được một sản phẩm khác nhau như:
Sữa đậu nành: phần nước của hỗn hợp, được lọc qua lưới mịn
Tào phớ: phần chất béo và chất rắn mịn nổi bên trên thu được sau khi lọc sữa đậu nành
Đậu phụ: phần chất rắn và chất béo thu được sau khi lọc vớt tào phớ và ép chặt
Bã đậu: phần chất rắn thô nhất trong hỗn hợp
Hiện nay đã xuất hiện máy làm sữa đậu nành trong các gia đình ở phương Tây, khiến đồ uống này ngày càng trở nên thông dụng.
Uống không kiểm soát
Không uống quá nhiều sữa đậu nành cùng một lúc. Người lớn không nên uống quá 500ml/ngày vì các dưỡng chất trong sữa sẽ không thể hấp thu trọn vẹn. Và sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dễ bị đau bụng
>> Xem thêm tại Đồ uống và sức khỏe
Không đun sôi
Trong đậu tương có chất ức chế men phân giải protein. Khi chế biến thành sữa đậu nành nếu không đun kỹ, người uống sẽ thấy buồn nôn, nôn hoặc đi ngoài tháo dạ
Không uống cùng trứng
Uống sữa đậu nành khi ăn trứng là thói quen ăn sáng của khá nhiều người. Sữa đậu nành giàu chất dinh dưỡng, uống một mình thì có hiệu ứng bổ dưỡng cao. Nhưng nếu uống cùng lúc với ăn trứng thì lại không tốt.
Không dùng sữa cùng đường nâu
Axit hữu cơ trong đường nâu liên kết với protein trong sữa đậu nành có thể phá hủy các chất dinh dưỡng.
Uống lúc đói
Nếu uống sữa đậu nành khi đói mà không ăn kèm với bất kỳ thực phẩm nào thì protein trong đậu nành sẽ phân hủy. Không phát huy được vai trò bổ sung dinh dưỡng
Không giữ ấm sữa bằng phích nước
Để giữ ấm sữa, một số người lưu trữ sữa trong phích nước. Nhưng thực chất nhiệt độ bên trong phích nước không phù hợp với nhiệt độ thích hợp của sữa đậu nành. Dễ khiến vi khuẩn sinh sôi. Vi khuẩn sinh sôi có thể làm cho sữa bị ôi sau khoảng 3-4 giờ.
Không uống sữa đậu nành khi bị bệnh
Không phải ai cũng có thể hấp thu tốt sữa đậu nành. Đậu nành có tính hàn, vì vậy những người thể chất kém, tinh thần mệt mỏi hay bị bệnh gút nên tránh uống sữa đậu nành. Vì uống sẽ dẫn đến đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, đi ngoài. Ngoài ra, những người có triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều… cũng không nên uống
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của grf.vn
Nguồn: benh.vn