Dinh Dưỡng, Dinh dưỡng cho bé

Bé chập chững tập đi nên ăn gì thì tốt nhất? Ba mẹ có biết không?

Ngũ cốc cho bé yêu
Mất:7 phút, 48 giây để đọc.

Bé yêu ở nhiều giai đoạn độ tuổi khác nhau sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Tùy vào từng giai đoạn mà cha mẹ bổ sung dinh dưỡng cho bé, giúp bé khỏe mạnh và phát triển tốt nhất. Nếu bé sơ sinh cần nhiều sữa mẹ thì khi bé tập đi, bé đã lớn hơn và có thể tập dần với món ăn khác. Bé sẽ cần nguồn dinh dưỡng từ rau, thịt, sữa,…Cụ thể thì những chất cần thiết cho bé ở đâu? Nên bổ sung gì cho bé chập chững tập đi? Ba mẹ cùng tìm hiểu nhé.

Vai trò của năng lượng cho bé mới biết đi

Bé chập chững tập đi

Năng lượng dành cho sự phát triển cơ thể bé nên được cung cấp từ đâu? Lý tưởng nhất là từ một chế độ ăn giàu ngũ cốc, rau, trái cây, các sản phẩm từ sữa và thịt nạc. (Một phần nhỏ năng lượng có thể lẫn vào như chất béo và đồ ngọt)

Dưới đây là cái nhìn tổng quát về những gì con bạn cần mỗi ngày từ mỗi nhóm thực phẩm. Hãy nhớ rằng đây là những ước lượng. Con của bạn có thể cần nhiều hơn hoặc ít hơn. Điều này tùy thuộc vào trẻ đang hoạt động như thế nào. Nó cũng phụ thuộc việc liệu trẻ vẫn còn bú mẹ hay không. Bác sĩ có thể trả lời bất kỳ câu hỏi nào của bạn về chế độ ăn uống của trẻ.

Những dưỡng chất cần thiết cho trẻ chập chững tập đi

Dưới đây là các dưỡng chất và thực phẩm cha mẹ nên bổ sung cho con. Lưu ý thực đơn mỗi ngày khác nhau để bé không bị chán.

Ngũ cốc tốt cho bé chập chững tập đi

Các loại ngũ cốc

Ngũ cốc có hai loại – ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc tinh chế. Sản phẩm làm từ ngũ cốc nguyên hạt chứa toàn bộ nhân của hạt. Nó có nhiều chất xơ, sắt và vitamin B hơn ngũ cốc tinh chế. Ví dụ về các ngũ cốc nguyên hạt bao gồm bột lúa mì và bánh mì nguyên hạt, lúa mì vỡ hạt, bột yến mạch, bột ngô nguyên hạt, gạo lứt, lúa mì và mì sợi.

Ngũ cốc tinh chế đã được xử lý để giúp chúng có một kết cấu tốt hơn và lâu hư hơn. Sản phẩm ngũ cốc tinh chế bao gồm bột mì và bánh mì trắng, gạo trắng và hầu hết các loại mì ống.

Một số thực phẩm được làm từ ngũ cốc nguyên hạt và cả hạt tinh chế.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) khuyến cáo ngũ cốc nguyên hạt nên chiếm ít nhất một nửa tổng lượng ngũ cốc mà bạn dùng.

Trẻ chập chững biết đi cần bao nhiêu ngũ cốc mỗi ngày: Ít nhất khoảng 44g ngũ cốc.

28g hạt ngũ cốc thì tương đương: 28g hạt tương đương với một lát bánh mì, 1 ly ngũ cốc pha sẵn hoặc 1/2 chén mì ống hoặc ngũ cốc nấu chín.

Ví dụ về các nhu cầu hàng ngày:

  • 1/2 ly ngũ cốc cho bữa ăn sáng, một lát bánh mì cho bữa trưa.
  • 1/2 ly (tức một gói) bột yến mạch cho bữa ăn sáng, 3 miếng bánh qui lúa mì nguyên chất cho bữa ăn nhẹ.
  • 1 bánh kếp đường kính khoảng 7,6 cm (~3 inch) cho bữa ăn sáng, một lát bánh mì cho bữa trưa.

Rau xanh

Rau xanh có lợi cho sức khỏe

Hàng tuần, cố gắng cho trẻ ăn nhiều các loại rau khác màu như: bông cải xanh, đậu xanh sáng, cà rốt màu cam, cà chua đỏ…… Bằng cách đó bạn sẽ chắc chắn trẻ được nhận đầy đủ các chất dinh dưỡng mà từng loại rau cung cấp.

Trẻ chập chững biết đi cần bao nhiêu rau mỗi ngày: 2-3 muỗng canh.

Ví dụ về các nhu cầu hàng ngày:

  • 1 muỗng canh cây bông cải xanh cắt nhỏ nấu chín cho bữa ăn trưa, 1 hoặc 2 muỗng canh củ cải nấu chín nghiền hoặc cắt nhỏ thành từng miếng nhỏ cho bữa ăn tối.
  • 1/4 ly nước ép cà rốt cho bữa trưa hoặc bữa ăn nhẹ, 1 muỗng canh khoai tây nghiền cho bữa ăn tối.
  • Hai hoặc ba miếng khoai lang chiên cho bữa ăn trưa, 1 muỗng canh đậu tây nghiền cho bữa ăn tối.

Trái cây đa dạng

Trái cây cho bé

Trái cây đông lạnh và đóng hộp có thể tốt giống như trái cây tươi miễn là nó được đóng gói trong nước hay nước trái cây không thêm đường hoặc xi-rô. Nên chọn quả hơn nước ép trái cây vì nó có chứa chất xơ mà nước ép thì không có. Thêm vào đó, nước trái cây thường có thêm đường.

Trẻ chập chững biết đi cần bao nhiêu trái cây mỗi ngày: 1/2 đến 3/4 ly. Một ly trái cây tương đương: một ly trái cây bằng 1 ly trái cây tươi, đông lạnh hoặc đóng hộp. Nó cũng tương đương 1/2 chén trái cây sấy khô. Nó cũng bằng ½ một quả táo lớn; một trái chuối lớn; và một trái bưởi cỡ trung bình (đường kính khoảng 10cm).

Ví dụ về các nhu cầu hàng ngày:

  • 1/4 ly nước cốt táo cho bữa ăn nhẹ, một nửa quả chuối (cắt hoặc nghiền) cho bữa ăn trưa.
  • 1/4 ly nho (cắt làm tư) cho một bữa ăn nhẹ và bốn quả dâu tây lớn (cắt thành miếng 1,3cm) để tráng miệng.
  • 1/4 ly táo xắt nhỏ cho bữa ăn sáng, 3/8 ly đào cắt nhỏ (trong nước hoặc nước trái cây) cho bữa ăn nhẹ hoặc món tráng miệng.

Sữa và thực phẩm từ sữa

Thực phẩm từ sữa

Nếu con của bạn không còn bú mẹ sau sinh nhật đầu tiên, trẻ sẽ thiếu chất. Bạn cần cung cấp thêm sữa bò hoặc các sản phẩm từ sữa khác để giúp có đủ canxi và chất đạm. Trẻ em dưới 2 tuổi cần giữ nguyên việc dùng các sản phẩm từ sữa nguyên chất béo. Từ năm tuổi thứ hai trở đi, trẻ có thể bắt đầu chuyển sang các sản phẩm sữa ít béo hoặc không béo.

Bé chập chững tập đi cần lưỡng sữa mỗi ngày là: Khoảng 1-1,5 ly. Một ly sản phẩm từ sữa tương đương: Một ly sản phẩm từ sữa có thể là 1 cốc sữa, sữa chua, hoặc sữa đậu nành. Đó cũng có thể là 42g, hai lát, hoặc 1/3 ly vụn pho mát cứng (cheddar, mozzarella, Swiss hoặc Parmesan). Cách thứ 3 là 56g phô mai đã xử lý (American); 1/2 chén phô mai ricotta; 2 chén phô mai cottage; 1 chén bánh pudding làm từ sữa  hoặc 1,5 ly kem.

Ví dụ về các nhu cầu hàng ngày:

  • 1/2 ly sữa nguyên kem cho bữa ăn sáng. Bạn cũng lưu ý cho bé một lát pho mát cheddar cho bữa trưa. Thêm nữa, bạn chuẩn bị ½ ly sữa nguyên kem cho bữa tối.
  • 1/2 ly sữa nguyên kem cho bữa ăn sáng, 1/2 ly sữa chua cho bữa trưa hoặc bữa ăn nhẹ, 1/2 ly sữa nguyên chất cho bữa tối.
  • 1/2 ly sữa nguyên kem cho bữa ăn sáng, 1/2 ly sữa chua cho bữa trưa, 1/2 ly kem tráng miệng.

Chất đạm cũng nên được bổ sung

Protein rất cần cho trẻ nhỏ

Thịt, gia cầm, hải sản, đậu và đậu Hà Lan, trứng, các sản phẩm đậu nành và các loại quả hạch và hạt là tất cả các loại thực phẩm chứa chất đạm. (Đậu và đậu Hà Lan cũng là một phần của các nhóm thực phẩm rau). Trừ khi bạn đang nuôi con ăn chay, cố gắng cho trẻ ăn hải sản ít nhất hai lần một tuần.

Bé chập chững tập đi cần bao nhiêu chất đạm mỗi ngày? Bé cần nhiều dinh dưỡng, tương đương khoảng 56g. 28g chất đạm tương đương: 28g thịt, cá hoặc gia cầm; một quả trứng; 1 muỗng canh bơ hạt; 1/4 chén đậu nấu chín; và 1/8 chén đậu hũ tất cả tương đương 28g chất đạm.

Ví dụ về các nhu cầu hàng ngày:

  • 1 quả trứng cho bữa ăn sáng, ¼ chén đậu đen nghiền nấu chín cho bữa tối.
  • 1 muỗng canh bơ đậu phộng (trải mỏng trên bánh mì hoặc bánh quy giòn) cho bữa trưa, 28g cá ngừ cho bữa ăn tối.
  • 1 lát gà tây cho bữa trưa, 1/4 chén đậu lăng nấu chín cho bữa ăn tối.

Tóm tắt

Bé chập chững tập đi phát triển sự tò mò về thực phẩm. Bé cũng nắm vững các kỹ năng ăn mới khi chúng lớn lên. Ở từng độ tuổi nhất định sẽ có một số loại thực phẩm riêng thích hợp cho nhu cầu của trẻ. Và từng trẻ sẽ có nhu cầu về chế độ ăn uống riêng (cũng như những món ăn ưa thích). Hãy đọc kỹ để chắc chắn rằng con bạn nhận đầy đủ thực phẩm thích hợp. Hãy xem những lời khuyên dành cho các bữa ăn chính và ăn phụ có lợi cho sức khoẻ, và làm theo các hướng dẫn trên đây.

Nguồn: Yhoccongdong.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.