Mang thai là một trong những sứ mệnh thiêng liêng và niềm hạnh phúc của người phụ nữ. Bất cứ ai khi chuẩn bị làm mẹ cũng đều mang những cảm xúc vô cùng đặc biệt. Họ luôn mong muốn đứa trẻ trong bụng luôn được khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Vấn đề về cẩm nang dinh dưỡng trong thai kì vì thế mà cũng được rất nhiều người quan tâm. Bởi chỉ khi mẹ bầu được chăm sóc tốt, đứa trẻ mới có thể được nuôi dưỡng và phát triển khỏe mạnh.
Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng như thế nào mới là tốt cho mẹ bầu? Vấn đề này có lẽ là thắc mắc của rất nhiều cặp vợ chồng chuẩn bị làm cha mẹ. Trong thực đơn hàng ngày, món ăn nào nên được ưu tiên? Những thực phẩm nào mẹ bầu cần phải tránh? Liều lượng, mức độ phù hợp cho từng loại dưỡng chất ra sao? Chất dinh dưỡng nào dễ thiếu hụt và cần được bổ sung đặc biệt trong thai kỳ? Bài viết dưới đây xin giới thiệu cho bạn một số cẩm nang dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu.
Vai trò của cẩm nang dinh dưỡng đối với bà bầu
Phụ nữ trong thời kỳ thai nghén phải chịu rất nhiều sự thay đổi của cơ thể. Ví dụ như: lên cân nhanh chóng, cơ thể tích trữ mỡ, khối lượng tử cung tăng,… Nếu không được cung cấp đủ dinh dưỡng trong thời gian này, mẹ và bé có thể phải chịu những ảnh hưởng sau:
– Con sinh ra có nguy cơ bị béo phì, mắc bệnh tim.
– Con sinh ra có nguy cơ bị thấp còi.
– Con sinh ra nhẹ cân và có thể mắc một số bệnh như tiểu đường.
Chính vì thế, cần hết sức lưu ý khi bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu. Không chỉ trong khi mang thai mà ngay cả khi đã sinh con và cho con bú. Người phụ nữ cũng cần được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ thì mới có sức khỏe và nuôi con thật tốt.
Tháp nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ bầu có gì đặc biệt không?
Về cơ bản, ta có thể thấy tháp dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai vẫn gồm có 7 tầng như những loại tháp dinh dưỡng của các đối tượng khác. Tuy nhiên, lượng dùng và cách dùng sẽ khác nhau rất nhiều theo mỗi giai đoạn của quá trình mang thai.
Tháp dinh dưỡng được chia làm 7 tầng với những nhóm thực phẩm chính. Chúng bao gồm: Nước, ngũ cốc, rau quả, thực phẩm chứa đạm, sữa, dầu mỡ, muối và đường. Ở mỗi nhóm này, phụ nữ mang thai cần ăn đủ các nhóm dưỡng chất. Ví dụ như tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, cần bổ sung các nhóm thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng. Ví dụ như dầu mỡ, muối và đường . Tuy nhiên, cần tránh lạm dụng quá mức.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cần tập thể dục kết hợp với dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con. Ngoài ra, tháp dinh dưỡng do Bộ Y tế ban hành còn khuyến cáo các bà mẹ nên bổ sung viên sắt và axit folic trong thời gian mang thai và 1 tháng sau khi sinh. Phụ nữ đang cho con bú cần bổ sung 1 viên vitamin A với lượng 200.000 IU trong vòng 1 tháng sau sinh.
Dinh dưỡng cho bà bầu theo từng giai đoạn
Theo tháp dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu, mẹ bầu có thể ăn uống bình thường như phụ nữ không mang thai. Nhu cầu dinh dưỡng sẽ thay đổi từ tháng thứ 4.
Ở 3 tháng giữa, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu có sự thay đổi khẩu phần ở các nhóm thực phẩm. Trừ đường, muối và dầu mỡ, mẹ bầu cần bổ sung thêm những nhóm thực phẩm khác trong tháp dinh dưỡng. Các nhóm ngũ cốc, rau quả, thực phẩm chứa đạm, mỗi nhóm cần tăng thêm 1 đơn vị trong khẩu phần ăn. Nhóm sữa cần tăng thêm 2 đơn vị so với người bình thường.
Trong 3 tháng cuối, lượng dầu mỡ được sử dụng trong khẩu phần cũng tăng thêm 1 đơn vị so với người bình thường. Sữa và thực phẩm chứa đạm cần tăng thêm 3 đơn vị. Nhóm rau xanh và trái cây mỗi loại tăng thêm 1 đơn vị so với người bình thường. Nước tăng 2 đơn vị và ngũ cốc tăng 1,5 đơn vị.
Với phụ nữ cho con bú, lượng ngũ cốc và nước cần nhiều hơn hẳn. Mỗi loại tăng thêm lần lượt 2,5 và 3 đơn vị. Rau quả vẫn giữ nguyên mức tăng 1 đơn vị ăn. Thực phẩm chứa đạm tăng 2 đơn vị và sữa tăng thêm 3,5 đơn vị so với người thường. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần được bổ sung thêm 2 đơn vị dầu mỡ vào khẩu phần ăn trong thời gian này.
Nguyên tắc cẩm nang dinh dưỡng trong thai kì
Bên cạnh việc sử dụng tháp dinh dưỡng cân đối, mẹ bầu còn phải tuân thủ những nguyên tắc sau để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và em bé:
Hạn chế thực phẩm có hại
Đầu tiên là hạn chế các loại thực phẩm tươi sống. Ví dụ như các món gỏi, hàu sống và sữa tươi chưa được tiệt trùng,… Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng phải hạn chế sử dụng các thức ăn từ cá biển chứa nhiều thủy ngân. Đặc biệt là các loài cá lớn sống lâu năm.
Mỗi tuần mẹ bầu chỉ nên dùng khoảng 400g cá để hạn chế nạp thủy ngân hay kim loại vào cơ thể. Ngoài ra, mẹ bầu phải kiêng hoàn toàn rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích vì chúng có thể gây dị tật ở thai nhi.
Bổ sung vừa phải vitamin và khoáng chất
Mẹ bầu cần lượng Vitamin và khoáng chất đầy đủ khi mang thai. Tuy nhiên bạn cần có sự chỉ định của bác sĩ khi dùng.
Không giảm béo, ăn kiêng khi mang thai
Khi mang thai, việc tăng cân nhiều khi khiến phụ nữ cảm thấy mệt mỏi, stress. Thậm chí chán nản về thân hình của mình. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể lấy lại vóc dáng sau khi sinh. Chính vì thế, tuyệt đối không được ăn kiêng giữ dáng trong thai kỳ. Việc này sẽ khiến cơ thể bị thiếu chất dẫn đến thai nhi bị ảnh hưởng.
Hãy nhớ, việc tăng cân là dấu hiệu tích cực chứng tỏ em bé vẫn đang phát triển từng ngày. Nếu bạn thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý và luyện tập thường xuyên thì bạn sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh và một vóc dáng hoàn hảo.
Cẩm nang dinh dưỡng cho bà bầu: nên chia thành nhiều bữa nhỏ
Trong thời kỳ mang thai, em bé có thể sẽ chèn ép lên các cơ quan tiêu hóa. Vì thế, mẹ bầu không thể ăn nhiều thức ăn cùng một lúc. Tuy nhiên vì nhu cầu dinh dưỡng nên mẹ bầu cần phải chia nhỏ các bữa ăn. Mẹ có thể ăn thành nhiều bữa trong ngày để có thể cung cấp đủ chất cho thai nhi.
Trong thời gian này, hệ tiêu hóa cũng hoạt động chậm chạp hơn bình thường. Vì thế, hãy chú ý ăn từ tốn và vừa phải, không ăn quá nhiều thức ăn một lúc.
Mẹ hãy chú ý áp dụng những cẩm nang dinh dưỡng cho bà bầu để có một thai kỳ thật khỏe mạnh. Chúc các mẹ khỏe mạnh để chào đón con yêu sắp chào đời.
Nguồn: Medlatec.vn