Dinh Dưỡng, Dinh dưỡng cho bà bầu

Chế độ ăn trong thai kì: Nên bổ sung cá trong thực đơn hàng ngày

Mất:7 phút, 56 giây để đọc.

Chế độ ăn trong thai kì là một trong những vấn đề đặc biệt được quan tâm. Bởi trên thực tế, nó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, là cơ sở tiền đề cho sự phát triển toàn diện về thể chất của trẻ sau này. Theo đó, người ta cho rằng bà bầu ăn cá trong thai kì sẽ rất tốt cho cơ thể. Bởi, thực phẩm này không chỉ giúp bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi, mà còn giúp đứa trẻ thông minh hơn. Đồng thời, giúp cho quá trình sinh nở được diễn ra một cách thuận lợi.

Trên thực tế, đây không chỉ là kinh nghiệm truyền miệng trong dân gian, mà còn được coi là bí quyết vàng của nhiều dân tộc trên thế giới. Tất nhiên, điều này cũng hoàn toàn đúng theo cơ sở khoa học. Tuy nhiên, cần bổ sung cá trong thực đơn hàng ngày ra sao? Bổ sung bao nhiêu cá là đủ đối với chế độ ăn trong thai kì? Loại cá nào đặc biệt tốt cho mẹ bầu? Loại cá nào mà mẹ cần kiêng khém để tránh ảnh hưởng đến bé? Độc giả sẽ tìm được câu trả lời dưới đây.

Chế độ ăn trong thai kì nhiều cá giúp con thông minh hơn

Vai trò của Omega-3 đối với cơ thể

Cá biển rất giàu Omega-3, một loại acid béo không no chuỗi dài tốt cho sức khỏe. Đối với người bình thường, Omega-3 giúp ích cho hệ tuần hoàn, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Ví dụ như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim. Đồng thời, chúng cũng giúp phát triển hệ thần kinh, não bộ, thị giác…

Vai trò của Omega-3 đối với cơ thể

Có hai loại Omega – 3 quan trọng là DHA và EPA. DHA là thành phần chính của não bộ và võng mạc mắt. 60 % não bộ của bạn là chất béo, trong đó có 40 % là DHA. Không chỉ não mà trong tất cả các tế bào thần kinh đều có sự hiện diện của lượng lớn DHA .

DHA có tác dụng như thế nào đối với trẻ nhỏ

Đã có hàng ngàn nghiên cứu chứng minh vai trò của DHA đối với trí thông minh và thị lực của trẻ . Trẻ được cung cấp đầy đủ DHA từ trong bụng mẹ có chỉ số IQ cao hơn trẻ không được bổ sung đầy đủ. Đồng thời, tăng cường khả năng phối hợp tay – mắt và giảm được nguy cơ chậm phát triển trí tuệ. EPA giúp vận chuyển DHA từ mẹ vào thai nhi, đồng thời có tác dụng chống viêm. Để trí tuệ của trẻ phát triển hoàn hảo nhất, các chuyên gia khuyến cáo bà mẹ có thai và cho con bú nên bổ sung 250mg DHA + EPA mỗi ngày (theo Khuyến cáo bổ sung DHA và EPA tại một số quốc gia và tổ chức quốc tế).

Não bộ của em bé phát triển ngay từ những ngày đầu mang thai. Trong đó, thời điểm diễn ra mạnh mẽ nhất trong giai đoạn 0-2 tuổi. Và não bộ trẻ hoàn thiện khi trẻ 5-6 tuổi . Vì vậy các mẹ cần lưu ý bổ sung đủ DHA và EPA càng sớm càng tốt. Nên bổ sung ngay từ khi có thai và trong suốt quá trình cho con bú. Ngoài ra cá biển còn chứa I-ốt, thành phần cấu tạo nên hormon tuyến giáp. Thiếu I-ốt, trẻ sinh ra có thể bị suy giáp, chậm phát triển trí tuệ, giảm chuyển hóa .

Thực đơn bổ sung cá giúp tăng cường hệ miễn dịch cho em bé

Các bệnh miễn dịch dị ứng đang ngày càng gia tăng. Ví dụ như như hen, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng… Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác. Một cách đơn giản và hiệu quả giúp em bé của bạn chống lại các bệnh dị ứng đó là hãy ăn cá biển thường xuyên. Hoặc đơn giản hơn là bổ sung đủ Omega – 3 trong quá trình mang thai và cho con bú.

Chế độ ăn trong thai kì chứa cá giúp tránh sinh non

Khả năng tăng cường miễn dịch của Omega – 3 trong cá biển không phải là ngẫu nhiên. Cơ chế này rất rõ ràng và được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu khác nhau. Nghiên cứu thực hiện bởi Willers và cộng sự năm 2007, quan sát trên 1212 trẻ em từ khi sinh đến 5 tuổi cho thấy. Những trẻ sinh ra bởi bà mẹ có chế độ ăn nhiều cá khi mang thai thì ít nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và viêm da cơ địa hơn những trẻ khác. Một nghiên cứu khác của Calvani và cộng sự năm 2006 còn cho thấy. Bà mẹ ăn nhiều cá khi mang thai thì con sinh ra ít bị dị ứng với thực phẩm hơn .

Chế độ ăn trong thai kì chứa cá giúp giảm nguy cơ sinh non và nhẹ cân

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung Omega-3 giúp cải thiện đáng kể độ dài của thai kỳ. Ví dụ như nghiên cứu của Buck.GLM năm 2003, của Makrides.M năm 2006, củaHarper.M năm 2010… DHA có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh đẻ, trì hoãn việc bắt đầu chuyển dạ. Do đó, làm giảm nguy cơ tái phát sinh non ở các bà mẹ có tiền sử sinh non. Theo các nghiên cứu gần đây tại Việt Nam, tỷ lệ sinh non ngày càng gia tăng, từ một vài tuần tới hơn 1 tháng. Trẻ sinh non cũng sẽ chậm phát triển về thể lực và trí tuệ hơn so với trẻ sinh đủ ngày.

Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mối quan hệ mật thiết giữa nồng độ DHA trong máu người mẹ với chu vi vòng đầu và cân nặng khi sinh. Đặc biệt ở giai đoạn đầu thai kỳ.

Trong quá trình mang thai, việc thường xuyên bị căng thẳng và lo âu tác động xấu đến sức khỏe thai phụ. Từ đó, làm tăng nguy cơ sinh non và trẻ bị nhẹ cân. Khảo sát trên 9.500 thai phụ tại Mỹ, người ta nhận thấy trong chế độ ăn không có cá, tỉ lệ người rơi vào cảm giác nhiều lo âu cao hơn 53 % so với người thường ăn cá. Người có chú ý tới chế độ ăn uống lành mạnh cũng ít nguy cơ bị lo âu hơn 23 % so với người không quan tâm đến vấn đề này.

Chế độ ăn trong thai kì có cá giúp hạn chế bệnh lý phát sinh cho bà mẹ

Omega-3 trong cá rất tốt cho tim mạch và hệ tuần hoàn của bà mẹ. Bổ sung Omega-3 còn giúp ngăn ngừa những bệnh lý trong thai kì. Ví dụ như tiền sản giật, đái tháo đường thai kì, huyết áp cao và trầm cảm sau sinh. Các chuyên gia khuyên bà mẹ mang thai nên ăn ít nhất hai bữa cá hay 340gam cá một tuần.

Chế độ ăn trong thai kì có cá giúp hạn chế bệnh lý phát sinh cho bà mẹ

Cần lưu ý gì khi bổ sung cá vào thực đơn cho bà bầu?

Tỉ lệ DHA/EPA và nồng độ thủy ngân trong cá biển

DHA và EPA là hai loại acid béo thiết yếu. Đồng thời, chúng cũng là yếu tố quan trọng nhất trong thành phần của Omega – 3. Tuy nhiên không phải loại cá nào cũng có hàm lượng Omega – 3 và tỉ lệ DHA, EPA như nhau. Những loại cá như cá ngừ, cá thu, cá trích,… là những loài cá giàu Omega-3.

Tuy nhiên, có một số loại cá biển có hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá lát,… hoặc cá đánh bắt ở vùng biển ô nhiễm chứa hàm lượng thủy ngân cao có khả năng gây dị tật cho thai nhi. Vì vậy khi mang thai các mẹ không nên ăn những loại cá này. Với những bà mẹ không duy trì được chế độ ăn giàu Omega – 3, hoặc lo ngại nguồn cá biển không đảm bảo có thể gây hại cho thai nhi thì có thể sử dụng viên bột tổng hợp có chứa Omega – 3.

Các dạng dầu cá

Khi bổ sung bằng dầu cá, các mẹ cần lưu ý dầu cá trên thị trường hiện nay có hai dạng. Một là Ethyl Ester ( EE ) và hai là Triglyceride (TG). Dạng Ethyl Ester dạng dầu cá phổ biến hiện nay trong các chế phẩm thương mại. Bởi chúng có giá thành thấp. Tuy nhiên, khi sử dụng, tỉ lệ hấp thu được rất thấp và có mùi tanh khó chịu. Trong khi đó, dạng Triglyceride là dạng tồn tại của Omega – 3 trong cá tự nhiên. Dạng này có tỷ lệ hấp thu tốt hơn rất nhiều. Dầu cá dạng Ethyl ester thường ghi chung là Omega – 3 mà không ghi rõ ở dạng gì. Đa số chúng là thực phẩm chức năng.

Các dạng dầu cá

Ngoài ra, hàm lượng DHA và EPA và tỉ lệ DHA / EPA là điều các mẹ cũng cần đặc biệt quan tâm. Bởi, đây là hai thành phần chính và tạo nên những tác dụng của Omega – 3 . Hãy nhớ rằng bổ sung DHA / EPA với tỉ lệ 4,5:1 để thai nhi hấp thu được tốt nhất .

Nguồn: Procare.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.