Bánh ngọt- kem- chè, Nấu nướng

Chè khoai môn – món ngon không thể thiếu trong những ngày hè nóng bức

Chè khoai môn món ăn vô cùng hấp dẫn
Mất:6 phút, 53 giây để đọc.

Khoai môn là một trong những thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng và thơm ngon. Chất dinh dưỡng trong khoai môn sẽ giúp cơ thể cân bằng được lượng đường trong cơ thể, chống lại các bệnh ung thu, hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp bạn có làn da khỏe mạnh cũng như tăng cường hệ tiêu hóa cho bạn. Khoai môn với vị dẻo thơm đặc trưng đã xuất hiện nhiều trong các bữa ăn của người Việt. Khoai môn có thể nấu canh hay là ăn lẩu đều được. Nếu bạn muốn một chút đặc biệt thì bạn có thế nấu chè khoai môn, đây cũng là món ăn vô cùng thơm ngon và hấp dẫn.

Bên cạnh chè bưởi, chè thái thanh mát thì chè khoai môn dân dã cũng luôn luôn có sức hấp dẫn khó cưỡng và là món ăn được mọi người yêu thích nồng nhiệt. Với những cách nấu chè khoai môn ngon sau đây, bạn sẽ cảm nhận được vị bùi bùi của khoai môn, dẻo dẻo thơm thơm của nếp và đậu xanh, cùng vị béo ngậy của nước dừa tạo nên mùi vị hấp dẫn vô cùng.

Chuẩn bị nguyên liệu để nấu chè

Nguyên liệu chè khoai môn với nếp:

– 300gr khoai môn hoặc khoai sọ

– 150gr nếp ngon

– 300gr dừa

– 100ml sữa tươi

– 1 ít nước cốt lá dứa (bạn có thể mua lá dứa tươi về tự làm nước cốt)

– 170gr đường

Các bước tiến hành nấu chè

Bước 1: Sơ chế nếp và nguyên liệu

– Nếp đem ngâm với nước lạnh hoặc nước ấm qua đêm cho nở.

– Khoai sọ gọt hết vỏ, rửa sạch sau đó cắt thành miếng cỡ bằng ngón tay hoặc kích thước vuông tùy ý bạn, sau đó thả vào thau nước ngâm khoảng 2 tiếng rồi vớt ra rổ để ráo nước.

– Nếu khoai sọ nhớt và gây ngứa bạn cần rửa sơ qua nước muối rồi xả lại cho sạch, còn nếu bạn dùng khoai môn thì không cần rửa muối.

Bước 2: Sơ chế khoai môn

– Sau đó, bạn cho khoai vào nồi cùng với 70gr đường và 100ml sữa tươi. Đây là cách để tăng vị ngọt, béo cho khoai. Và quan trọng là khi chè chín nước cốt và khoai đều có vị ngọt tương đồng chứ không chỉ ngọt nước nhưng khoai lại nhạt.

– Tiếp theo, đặt nồi lên bếp nấu cho khoai chín rồi tắt bếp. Bạn có thể thêm vài hạt muối để cho khoai đậm đà hơn.

Món chè này rất hẫn dẫn

Bước 3: Nấu gạo nếp

– Dừa sau khi mua về hoặc nạo xong thì bỏ vào 500ml nước ấm, dùng khăn vắt nước cốt đàu để riêng. Lấy thêm 400ml nước tiếp tục vát lấy nước dão rồi dùng nước dão dừa đổ vào nồi nấu chung với gạo nếp.

– Khi nếp chín bạn cho thêm 100gr đường cùng với nước cốt lá dừa bỏ vào nồi rồi tạo nên mùi thơm đậm đà của nếp.

– Để hạt nếp dẻo đều và ngon hơn khi nấu chè, bạn có thể tán cho hạt nếp nhuyễn sơ qua nhé.

Bước 4: Tiến hành nấu chè khoai môn nếp

– Đun gạo nếp với lửa cho cho toàn bộ nếp nở đều, sánh mịn thì cho toàn bộ khoai môn vừa luộc ở trên vào. Nêm thêm ¼ muỗng café muối và 300ml nước dừa vắt lần đầu vào nấu cùng, dùng vá khuấy đều, nhẹ nhàng.

– Khi thấy khoai được trộn đều với nếp thì đun chừng vài phút cho khoai thấm đường thì tắt bếp.

– Khi nếp chín đều thì bỏ toàn bộ khoai đã nấu chín với ¼ thìa café muối, 300ml nước dừa lần đầu nấu chè, quậy nhẹ một lúc cho khoai và nếp lẫn đều là xong.

Bước 5: Làm nước cốt dừa

– Bạn bỏ 200ml nước dừa vào nồi cùng 30gr đường, ¼ thìa café muối, ½ thìa bột gạo vào khuấy đều, chờ cho nước dừa vừa sôi thì tắt bếp, để nguội.

– Khi ăn thì múc một chén chè nhỏ, rưới nước cốt dừa lên trên là thưởng thức thôi.

Hướng dẫn nấu chè khoai môn đậu xanh

Nguyên liệu chè khoai môn đậu xanh:

– 500gr khoai môn cao

– 150gr đậu xanh cà sẵn

– Lá dứa

– Nước cốt dừa

– Đường

– Nước lọc

Các bước để nấu chè khoai môn đậu xanh

Chè khoai môn đậu xanh

Bước 1: Sơ chế khoai môn và đậu xanh

– Khoai môn các bạn đem đi gọt cho thật sạch vỏ, rửa sạch nhiều lần, luộc cho chín nhừ trong ra ngoài rồi thái ra thành từng khối ô vuông sao cho vừa ăn.

– Những cọng lá dứa bạn cũng đem rửa sạch rồi buộc lại thành bó rồi để riêng ra đó nhé.

– Đậu xanh cà đem đi trút hết ra thau nước lạnh sạch, ngâm đậu trong chừng cỡ 15 phút, vớt hết tất cả đậu xanh ra rổ, đem đi đun với nước lọc sạch.

Bước 2: Nấu chè khoai môn đậu xanh

– Cho tiếp 1 phần lá dứa vào nồi đậu xanh nấu chung cho tới khi đậu đã được đun chín mềm lên, cho đường vào sao cho hợp khẩu vị. Sau đó, nấu sôi lần nữa, bạn nhớ là đậy nắp vung nồi nhé.

– Tiếp tục cho phần của khoai môn cao này vào nồi, khi chè khoai môn đậu xanh sôi lên thì tắt bếp ngay là chúng ta đã hoàn thành xong cách nấu chè khoai môn rồi.

Hướng dẫn sơ chế khoai môn để không bị ngứa

Nhiều người rất sợ khi gọt khoai môn hay khoai sọ vì hay bị ngứa tay; vậy làm sao để gọt khoai mà không ngứa các bạn có thể theo dõi những cách này nhé.

– Đeo găng tay: Đây là cách đơn giản nhất khi gọt khoai sọ. Bạn chỉ cần đeo một 1 đôi găng tay nilon hoặc cao su để gọt là xong.

– Luộc khoai với muối loãng: Cho khoảng 2 muỗng cà phê muối vào 2 lít nước rồi cho khoai vào nồi. Bật bếp đun đến khi nước bắt đầu sôi thì đổ khoai ra; xả nước lạnh cho khoai nguội bớt và lột vỏ. Việc này sẽ giúp bạn không ngứa khi gọt khoai.

– Để khoai khô khi gọt: Khoai môn, khoai sọ bạn để nguyên đất bám vào khoai. Bạn để tay thật khô rồi gọt vỏ khoai; gọt xong ngâm khoai vào nước muối loãng 10 phút rồi đổ ra rổ để chuẩn bị chế biến. Lưu ý trong quá trình ngâm khoai không nên cho tay trực tiếp vào khoai.

– Nướng khoai trước khi gọt vỏ: Gói khoai vào giấy bạc rồi nướng sơ trong lò nướng hoặc cho khoai vào tô nước lạnh và đun trong lò vi sóng đều được. Nướng khoai giúp bạn bớt ngứa tay khi gọt khoai rất nhiều.

chè khoai môn mát lành ngọt dịu

Những lưu ý nhỏ

Chè khoai môn ngon yêu cầu nếp phải nở nhuyễn; dẻo, hòa quyện với khoai môn chín mềm nhưng không vỡ nát. Khoai môn để nấu chè ngon nhất nên chọn loại môn sáp vàng. Môn dẻo thơm, khi nấu chè có màu vàng đẹp. Khi nấu chè khoai môn nhất thiết phải cho thêm ít gừng tươi cắt nhỏ. Gừng sẽ giúp món chè có vị thơm nồng ấm. Việc thay thế gừng bằng hương vani hoặc tinh dầu hoa bưởi cũng thường được các bà nội trợ lựa chọn. Tuy nhiên, gừng tươi luôn là lựa chọn thích hợp nhất cho món chè này.

Khi ăn, có thể cho thêm một ít nước cốt dừa lên trên để tăng vị béo ngậy cho món chè. Chè khoai môn có thể ăn nóng hoặc ăn kèm đá lạnh đều cho hương vị hấp dẫn. Nhưng có lẽ, thưởng thức chè khoai môn lúc còn nóng là tuyệt vời nhất.

Như vậy, bạn đã hoàn thành cách nấu chè khoai môn ngon với nếp và đậu xanh rồi. Cả 2 món ăn này đều ngon khi ăn nóng và lạnh. Nếu ăn lạnh, bạn có thể nêm nếm đường cát trắng hoặc nước cốt dừa ngọt béo vào để khi bỏ nước đá bào vào sẽ không thấy bị nhạt nhé.

Nguồn: Cet.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.