Ẩm thực và sức khỏe

Cua đồng: vị thuốc đến từ mẹ thiên nhiên

Công dụng của cua đồng
Mất:4 phút, 33 giây để đọc.

Những thực phẩm xuất phát từ đồng ruộng ở miền quê luôn được coi là những thực phẩm tuyệt vời từ cả mùi vị lẫn các công dụng như những vị thuốc giân gian. Có lẽ đó là những món quá mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho con người, để bồi bổ sau những ngày làm đồng án vất vả. Một số thực phẩm đến từ đồng ruộng hay gặp như: Cá rô đồng, các lóc đồng, cua đồng… Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những công dụng thần kì đến từ cua đồng.

Từ thời xa xưa, ông cha ta không chỉ dùng cua đồng chỉ để đáp ứng nhu cầu ăn uống mà còn dùng chúng để làm ra những vị thuốc dân gian rất tuyệt vời. Cua đồng có nhiều calci phosphat, một chất rất tốt cho tẻ còi xương hay người bị loãng xương. Ngoài ra, cua đồng còn có nhiều công dụng khác nữa. Hãy cùng tham khảo bài viết này để co thêm lựa chọn tuyệt vời cho thực đơn hàng ngày của gia đình bạn nhé!

Cua đồng

Cua đồng vị mặn, tanh, tính hàn, hơi độc

Theo Đông y, cua đồng vị mặn, tanh, tính hàn, hơi độc. Có tác dụng tán kết, hoạt huyết, hàn gân xương.

  • Cua đồng tên khác: con rốc, điền giải.
  • Tên khoa học: Somanniathelphusa sinensis sinensis H. Milne-Edwards.
  • Bộ phận dùng: cả con cua.

Theo Đông y, cua đồng vị mặn, tanh, tính hàn, hơi độc. Có tác dụng tán kết, hoạt huyết, hàn gân xương. Trị nhiệt tà trong lồng ngực, thông được kinh mạch làm cho ngũ tạng khỏi buồn phiền, giải độc, liền gân thêm sức cho xương, bổ ích khí lực, tống các vật kết đọng trong cơ thể, phá chứng ứ huyết do vấp ngã hoặc chấn thương, sốt rét.

Giá trị dinh dưỡng

Cua đồng có giá trị dinh dưỡng cao

Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g cua đồng bỏ mai và yếm có 74,4g nước, 12,3g protid, 3,3g lipid, 2g glucid, cung cấp được 89g calo. Lượng vitamin và muối khoáng, đặc biệt là canxi rất cao: trong 100g cua có tới 5.040mg canxi, 430mg photpho, 4,7mg sắt, các loại vitamin B1, B2, PP…

Chất lượng protid trong cua cũng thuộc loại tốt, qua phân tích người ta thấy có 8 trên 10 axit amin cần thiết, gồm lysine, methionie, valine, leucin, isoleucien, phenylalanine, threonine và trytophane (chỉ thiếu arginine và histidine).

Rõ ràng cua đồng là nguồn chất đạm quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của bà con nông thôn, một nguồn thực phẩm dễ kiếm, sẵn có ngay ở đồng ruộng. Cua có quanh năm, nhưng nhiều nhất vào mùa hè – thu, hàng năm chỉ sau mấy cơn mưa đầu hè lại thấy cua bò ra trên mặt ruộng, có nơi nhiều cua chỉ bắt một lúc được mấy giỏ.

Một số đơn thuốc và thực đơn chữa bệnh

Trị còi xương ở trẻ em: cua đồng 100g. Rửa sạch, bỏ yếm, mai chân và càng, để ráo, rang nhỏ lửa đến khô vàng. Xay, rây lấy bột mịn. Mỗi ngày dùng 1 – 2 thìa cà phê (5 – 10g) pha với bột gạo, đun chín. Giúp trẻ nhỏ cứng cáp, nhanh biết đi.

Chữa vết thương tai nạn đụng giập, đau nhức: cua đồng 2 – 5 con, rửa sạch, giã nát, hòa thêm 1 chén rượu, đun sôi, gạn nước uống, bã đắp vào chỗ đau.

Chữa viêm thận cấp: cua đồng 200 – 250g, vỏ rễ dâu tươi 50 – 100g. Bỏ yếm và mai, rửa sạch; vỏ rễ dâu rửa sạch thái đoạn; tất cả giã nát, lọc lấy nước, đun sôi uống trong ngày.

Trị viêm thận cấp: cua đồng 250g bỏ yếm, mai, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước; vỏ cây dâu 50g rửa sạch, cắt đoạn. Đem tất cả nấu thành canh, uống nước.

Trị trướng bụng, chứng phù tim: cua đồng tươi nấu cháo, ăn nóng.

Giải nhiệt mùa hè, trị lở ngứa

Giải nhiệt mùa hè, trị lở ngứa: cua đồng 200g, rau đay 100g, mồng tơi 100g, mướp hương 1 – 2 quả. Bỏ yếm và mai, giữ lại gạch cua, rửa sạch giã nát, lọc lấy nước, cho mắm muối vừa ăn; rau đay, mồng tơi rửa sạch cắt đoạn; mướp gọt bỏ vỏ, rửa sạch, thái miếng. Đun nước cua với gạch đến sôi, gạt phần gạch nổi sang một bên; cho mướp và rau vào, đun đến khi mướp chín trong là được.

Lưu ý không nên uống nước cua đồng sống

Lưu ý không nên uống nước cua đồng sống

Không được uống nước cua sống vì có thể chứa ấu trùng sán lá. Đặc biệt là dùng thuốc uống nước vắt từ cua giã nhuyễn trị bầm tím do té ngã ứ huyết, uống nước giã nhuyễn cua sống để trị ngộ độc do ăn khoai mì (sắn)… là những cách hết sức nguy hiểm vì dễ nhiễm ký sinh trùng (sán).

Theo khuyến cáo của cơ quan y tế California (Hoa Kỳ), ăn cua đồng sống hay nấu chưa chín có thể bị bệnh sán lá phổi do ký sinh trùng Paragonimus. Ký sinh trùng này sống bám trên cua, khi vào tới ruột người; gây ra các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy… Sau đó chúng sang phổi gây ho, đau tức ngực, khó thở, nóng sốt, nổi mề đay… Nếu sán cư trú ở não thì thường gây cơn động kinh, ở gan thì tạo áp-xe gan.

Nguồn: chiecthiavang.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.