Đồ uống và sức khỏe

Đâu là những cách uống trà tốt cho sức khỏe?

Không nên uống trà sau ăn
Mất:3 phút, 53 giây để đọc.

Uống trà được coi là thói quen lâu đời của người Việt Nam. Có thể nói đây là một trong những nét truyền thống lâu đời của người Việt. Tuy nhiên không phải ai cũng biết uống trà sao cho tốt cho sức khỏe cho dù là ông bà chúng ta chưa chắc đã có cách uống trà đúng. Chúng chỉ có lợi cho sức khỏe khi được uống đúng cách. Nếu sai cách sẽ dẫn đến nhiều vấn đề với sức khỏe. Vậy thì phải uống trà như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Trà là gì?

Bạn đã bao giờ tự hỏi Trà là gì chưa? Nếu Châu Âu tự hào về rượu như đỉnh cao của nghệ thuật ẩm thực Phương Tây, thì Phương Đông có trà, là đồ uống thuần khiết nhưng phong phú về hương vị, tinh tế và đòi hỏi người thưởng thức phải có sự nhạy bén của các giác quan. Trà là đẳng cấp của hương vị Châu Á.

Trà là gì?

Trà là thức uống phổ biến thứ 2 trên thế giới, chỉ sau nước. Tất cả các loại trà trên thế giới đều được làm từ một loại cây, gọi là cây trà (Cemellia Senensis), mọc trên các cao nguyên vùng nhiệt đới. Mặc dù là loài thân gỗ nhưng khi canh tác người ta thường trồng trà thành luống và liên tục đốn cắt để cây chỉ thấp ngang bụng, dễ thu hoạch búp và cho năng suất cao.

Trà vằng, trà vối, trà atiso, trà cung đình Huế… không phải là trà vì không làm từ cây trà.

Các sợi trà khô được hãm trong ấm với nước nóng cho các hợp chất tan vào nước (nước trà) và thưởng thức.

3 thành phần chính trong nước trà gồm có:

  • Tinh dầu: tạo ra mùi vị và hương thơm của trà.
  • Polyphenols: tạo ra vị chát trong miệng. Đây cũng là thành phần mang nhiều lợi ích sức khoẻ chính trong trà.
  • Caffein: giống như trong cà phê, ca cao. Caffein cung cấp năng lượng, giúp tỉnh táo, và gây nghiện.

Uống trà khi đói bụng sẽ gây ra hậu quả gì?

Uống trà khi đói bụng dễ khiến bị say trà, cảm giác dễ nhận thấy có thể là người nôn nao, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu…

Uống trà khi đói bụng sẽ gây ra hậu quả gì?

>> Đọc thêm tại Đồ uống và sức khỏe

Đặc biệt không nên dùng trà trước bữa ăn. Vì nó khiến cho hoạt động của tuyến nước bọt bị suy giảm và là nguyên nhân khiến cho lưỡi bị mất vị giác.

Ngoài ra, uống trà trước bữa ăn cũng là thủ phạm khiến cho quá trình hấp thu protein trong thức ăn bị suy giảm. Nên uống trà trước ít nhất 20 – 30 phút khi ăn.

Thói quen uống trà quá nóng

Dùng trà quá nóng có thể khiến cho cổ họng, thực quản và dạ dày bị kích thích có cảm giác bỏng rát.

Ngoài ra thói quen uống trà quá nóng còn có thể làm ảnh hưởng đến những cơ quan nội tạng khác trong cơ thể.

Việc uống trà ở nhiệt độ cao (trên 62 độ C) có thể khiến cho các tế bào dạ dày bị tổn thương. Lâu dần sẽ gây nên các bệnh liên quan đến dạ dày. Nhiệt độ trung bình của nước trà không nên vượt quá 56 độ C.

Đun nhiều lần

Các chuyên gia cho rằng lần đầu đun trà thì những giá trị vốn có trong trà chỉ còn lại 50%. Lần thứ hai con số này giảm xuống còn 30%, lần thứ 3 con số này sẽ là 10%, còn lần thứ 4 tỷ lệ này là 1 – 3%.

Đun nhiều lần

Nếu tiếp tục đun sôi trà nhiều lần thì những hợp chất có lợi trong trà không những không còn tồn tại. Mà còn sinh ra những chất khác gây hại cho sức khỏe.

Không nên uống trà sau ăn

Dùng trà sau khi ăn sẽ khiến cho quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng, chức năng tiêu hóa bị chi phối. Lâu dài có thể dẫn đến những chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Nên đợi từ 20 – 30 phút sau bữa ăn mới dùng trà.

Dùng trà cùng với uống thuốc

Chất tannin có trong nước trà sẽ phá hủy công dụng tuyệt vời của thuốc. Khiến cho thuốc trở nên vô tác dụng.

Trên đây, là những thông tin về cách uống trà đúng cách mà grf.vn đã tổng hợp được. Hy vọng mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.

Nguồn: benh.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.