Dinh Dưỡng, Dinh Dưỡng cho người bệnh

Dinh dưỡng cho người bệnh – Những nhu cầu thiết yếu

Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh một cách hợp lý sẽ giúp người bệnh sớm lấy lại sức khoẻ thể chất và tinh thần.
Mất:4 phút, 58 giây để đọc.

Người bệnh thường sẽ có thể trạng yếu và thiếu hụt chất dinh dưỡng. Vì vậy cho nên việc chăm sóc và bồi dưỡng dinh dưỡng cho người bị bệnh là một điều rất quan trọng. Đa phần người mắc bệnh do mệt mỏi và đau đớn thường hay chán ăn và lười ăn, việc này dẫn đến càng thiếu hụt dưỡng chất để duy trì một cơ thể khoẻ mạnh. Chính vì vậy, dinh dưỡng cho người bệnh cần được chú ý cẩn thận. Thiếu hụt một trong các chất đều sẽ gây cản trở cho quá trình điều trị. Bài viết dưới đây cung cấp cho mọi người một cái nhìn tổng quát về những nhu cầu cần thiết trong vấn đề dinh dưỡng cho người bệnh.

Tổng quát về nhu cầu dinh dưỡng dành cho người bệnh

Khẩu phần ăn của người bệnh cần xem xét đến nhu cầu năng lượng. Các chất dinh dưỡng cho từng bệnh rất khác nhau tùy thuộc vào giới, tuổi, cân nặng và tình trạng bệnh lý. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những quy định chung nhất định về nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh. Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh một cách hợp lý sẽ giúp người bệnh sớm lấy lại sức khoẻ thể chất và tinh thần. Ăn uống tốt cũng giúp cho bệnh nhân tránh được sự phá hủy về thể chất. Bên cạnh giúp bệnh nhân phục hồi được những dự trữ đã mất.

việc chăm sóc và bồi dưỡng dinh dưỡng cho người bị bệnh là một điều rất quan trọng.

Nguyên tắc xây dựng khẩu phần cho người bệnh bao gồm:

– Cung cấp đầy đủ năng lượng cần thiết.

– Đủ các chất dinh dưỡng. Trong đó bao gồm: protein, vitamin, glucid…

– Đủ nước và điện giải

Nhu cầu năng lượng

Nhu cầu năng lượng dựa vào cân nặng

  • Điều trị tại giường không tự phục vụ được: 25 Kcalo/kg/ngày
  • Tự phục vụ, đi lại được: 30 Kcalo/kg/ngày
  • Hoạt động vừa tại nhà: 35 Kcalo/kg/ngày
  • Hoạt động, lao động bình thường: 40 Kcalo/kg/ngày
  • Đối với trẻ em trung bình: 80 – 100 Kcalo/kg/ngày

Nhu cầu protein:

Protein là chất cần thiết cho một cơ thể khoẻ mạnh. Protein giúp xây dựng cơ bắp và sản sinh năng lượng để người bệnh đủ sức khoẻ. Protein có rất nhiều trong các loại thực phẩm như: thịt, cá, hải sản… Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể bổ sung protein bằng các loại thực phẩm chức năng. Tuỳ đối tượng dựa theo tuổi tác, chiều cao, cân nặng mà mỗi người sẽ cần một số lượng protein mỗi ngày khác nhau. Thiếu hụt protein sẽ gây nên sự uể oải, yếu ớt cho người bệnh.

Thiếu hụt protein sẽ gây nên sự uể oải, yếu ớt cho người bệnh.

Nhu cầu lipid

  • Năng lượng do lipid cung cấp trong khoảng 15 – 20% tổng năng lượng khẩu phần
  • Khi cần giảm cân cho bệnh nhân béo phì thì tỷ lệ này là dưới 15%.
  • Tổng năng lượng khẩu phần do các lipit bão hòa không vượt quá 10%.

Nhu cầu glucid

  • Lượng glucid trong khẩu phần nên cân đối với protein và lipid trong khẩu phần và dao động tùy theo bệnh lý cụ thể, thông thường chiếm 50 – 60% năng lượng khẩu phần.
  • Tỷ lệ này giúp cơ thể hấp thu được dễ dàng các chất dinh dưỡng.
  • Khi đưa Glucid chú ý thêm một lượng vitamin B1.
  • Nên có một tỉ lệ cân đối giữa thành phần của glucid với nhau: Lượng tinh bột khoảng 75%, lượng đường sacarose khoảng 10 – 15%.
  • Chú ý hàm lượng các chất xơ pectin, xenlulose vì pectin ức chế các hoạt động gây thối ở ruột và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các vi khuẩn có ích, xenlulose ngoài chức năng kích thích nhu động ruột còn góp phần bài tiết cholesterol ra khỏi cơ thể.
  • Người ta thấy rằng nếu lượng xenlulose dưới 1,5% sẽ gây táo bón nhưng nêu tăng lên trên 4,5% thì lại gây ỉa chảy. Do vậy, lượng pectin lên là 3% và xenlulose là 2%.

Nhu cầu vitamin

Vitamin rất tốt cho mọi người và đặc biệt là người bệnh. Bổ sung đầy đủ vitamin sẽ khiến cho cơ thể và tinh thần người bệnh khoẻ mạnh hơn. Có thể cung cấp vitamin vào cơ thể bằng các loại thuốc uống bổ sung. Bên cạnh đó cũng có thể sử dụng các loại thực phẩm tự nhiên chứa vitamin thêm vào trong các bữa ăn của người bệnh.

Vitamin rất tốt cho mọi người và đặc biệt là người bệnh.

  • Tốt nhất là các vitamin có trong thức ăn, có thể dùng vitamin tổng hợp như vitamin B1, B2, PP, C, D, K.
  • Trường hợp bệnh nặng thì vitamin B1 và Vitamin C là cần thiết.

Nếu cơ thể không được cung cấp đủ vitamin sẽ dẫn đến nhiều bệnh tật, một số bệnh thường gặp như: bệnh scorbut (thiếu vitamin C), bệnh beriberi (thiếu vitamin B1)…

Nhưng nếu người bệnh chỉ dựa vào chế độ dinh dưỡng thì sẽ không đủ vitamin để cung cấp cho cơ thể. Vì thế, việc dùng thuốc bổ sung vitamin là cần thiết. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc cần nhớ không nên “tiếp tế” vitamin cho cơ thể với một lượng quá cao. Chỉ nên sử dụng vitamin với lượng vừa phải và nên dùng đa vitamin dưới dạng viên uống.

Nhu cầu nước và chất khoáng

Cơ thể người bệnh thường hay bị mất nước và thiếu hụt chất khoáng. Chính vì điều này người bệnh sẽ trở nên mệt mỏi và khó chịu hơn. Vì vậy, người bệnh cần được cung cấp đủ lượng nước và chất khoáng cần thiết mỗi ngày.

  • Trước hết phải cung cấp đủ cho bệnh nhân lượng nước và muối khoáng cần thiết.
  • Đặc biệt là trẻ ỉa chảy, nôn, sốt cao.
  • Muốn biết đủ hay thiếu thì phải làm điện giải đồ và có kế hoạch bồi phụ cho bệnh nhân.

Nguồn: daihocduochanoi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.