Dinh Dưỡng, Dinh dưỡng cho bà bầu

Dinh dưỡng cơ bản khi mang thai và một số vấn đề thường gặp

Dinh dưỡng cơ bản khi mang thai và một số vấn đề thường gặp liên quan
Mất:5 phút, 54 giây để đọc.

Mang thai là một quá trình cực kì khó khăn nhưng cũng mang lại rất nhiều cảm xúc đối với những người làm mẹ. Đây là giai đoạn mà cơ thể mẹ bầu gặp phải rất nhiều sự thay đổi, cả về tâm lý và thể chất. Do đó, việc duy trì chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt sao cho hợp lý là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, ngay cả khi những điều này được đáp ứng đầy đủ thì mẹ bầu vẫn có thể gặp phải một số vấn đề khác. Bởi lẽ, nhu cầu về dinh dưỡng trong quá trình mang thai và dinh dưỡng với một người bình thường là hoàn toàn khác nhau. Để bạn đọc khỏi bối rối, chúng tôi xin cung cấp một số nguyên tắc dinh dưỡng cơ bản và những vấn đề thường gặp trong suốt thai kì.

Thông thường, khi mang thai, mẹ bầu sẽ thường cần bổ sung lượng dinh dưỡng gấp nhiều lần so với thông thường. Theo đó, nếu cơ thể không được cung cấp đủ các dưỡng chất, mẹ bầu sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Đồng thời, sự phát triển của bé cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Trẻ sinh ra còi cọc, chậm lớn. Thậm chí, thiếu hụt dinh dưỡng còn đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của cả mẹ và bé trong thai kì.

Chế độ ăn có ảnh hưởng không nhỏ đến dinh dưỡng cơ bản

Phụ nữ có thai không nên kiêng khem. Bữa ăn cần thực phẩm đa dạng, hàng ngày nên dùng tối thiểu khoảng 15-20 loại thực phẩm khác nhau để có thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng. Nên ăn nhiều rau quả vì ngoài Vitamin và khoáng chất còn cung cấp chất xơ phòng chống táo bón.

Chế độ ăn có ảnh hưởng không nhỏ đến dinh dưỡng cơ bản của thai kì

Không nên dùng các loại kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá. Hạn chế gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, dấm. Chọn các loại thực phẩm tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu bị nghén nên chia nhỏ bữa ăn và tải đều trong ngày .

Chế độ sinh hoạt và làm việc an toàn cho mẹ bầu

Phụ nữ có thai nên làm việc theo khả năng, không được làm việc quá sức. Tránh làm việc ở trên cao và ngâm mình dưới nước. Nên nghỉ giải lao trong thời gian làm việc. Tháng cuối thai kỳ cần nghỉ ngơi để mẹ có sức và con tăng cân. Nên vận động nhẹ nhàng bằng cách làm việc nhà. Không nên nghỉ ngơi thụ động .

Đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, nên ngủ trưa 30 phút đến 1 tiếng. Giữ cuộc sống tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu phiền muộn. Hạn chế đi xa. Giữ môi trường sống trong lành, thoáng đãng, tránh khói thuốc lá, bụi .

Chăm sóc y tế cho phụ nữ mang thai

Khám thai định kỳ hàng tháng tại các cơ sở y tế. Tối thiểu phải khám thai được 3 lần trong thai kỳ. Khám thai ngay nếu có các biểu hiện bất thường như xuất huyết âm đạo, đau bụng từng cơn, đau bụng dữ dội, thai ít máy hoặc không máy …

  • Khám vú và lưu ý phát hiện bất thường núm vú như núm vú ngắn, núm vú thụt. Từ đó, có hướng dẫn bà mẹ cách chăm sóc để tạo điều kiện nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Cho uống bổ sung acid folic 400mcg / ngày và sắt nguyên tố 30-60mg / ngày. Uống hàng ngày từ khi phát hiện có thai cho tới hết thời gian cho con bú. Uống bổ sung vitamin A liều cao 200.000 đơn vị trong vòng 1 tháng sau sinh.
  • Chích ngừa đầy đủ. Đặc biệt là phòng chống uống ván , Rubella.

Chăm sóc y tế cho phụ nữ mang thai

Những vấn đề liên quan đến dinh dưỡng cơ bản thường gặp và giải pháp

Thiếu máu và không đủ dinh dưỡng

Thường xảy ra từ 3 tháng giữa, nhất là 3 tháng cuối thai kỳ .

Phòng chống thiếu máu dinh dưỡng: Uống viên sắt bổ sung với hàm lượng sắt nguyên tố 30-60mg và 400mcg acid folic. Uống mỗi ngày 1 viên liên tục từ khi có kế hoạch mang thai, khi mang thai và khi cho con bú. Uống giữa các bữa ăn, không uống kèm sữa, cà phê và các thuốc chứa Canxi .

Đau rát ngực nên duy trì dinh dưỡng cơ bản như thế nào

Xảy ra ở 30-50 % phụ nữ có thai. Thường nặng nhất vào 3 tháng cuối thai kỳ.

Nên chia nhỏ bữa ăn, không ăn no trước khi đi ngủ. Ăn chậm, nghỉ ngơi sau khi ăn nhưng tránh nằm ngay sau ăn. Tránh các thức ăn làm giãn cơ tâm vị như thức ăn nhiều chất béo, sô cô la, bạc hà. Uống nước giữa các bữa ăn, mặc quần áo rộng .

Khó tiêu- vấn đề dinh dưỡng cơ bản thường gặp khi mang thai

Do áp lực của tử cung lên hệ tiêu hóa. Nên chia nhỏ bữa ăn, không ăn no trước khi đi ngủ. Ăn chậm, ngồi thẳng khi ăn .

Táo bón thường xảy ra với mẹ bầu

Xảy ra ở khoảng 30-40 % phụ nữ có thai do tác động giãn cơ của progesterone. Nên uống nhiều nước (8 ly nước mỗi ngày). Ăn thức ăn có nhiều chất xơ, rau, trái cây. Không nên dùng thuốc nhuận tràng .

Nôn ói- triệu chứng điển hình trong thời kì ốm nghén

Thường xảy ra vào tuần 6-16. Nên tránh thức ăn có nhiều gia vị, cà phê, trà. Dùng thức ăn có nhiều carbohydrate, ít chất béo. Chia nhỏ bữa ăn, ăn làm nhiều lần. Sáng sớm ngủ dậy nên uống một ly nước nóng với bánh mỳ, bánh quy.

Những vấn đề liên quan đến dinh dưỡng cơ bản thường gặp và giải pháp

Bị phù nên vận động nhẹ nhàng

Thường phù nhẹ chi dưới vào 3 tháng cuối thai kỳ. Thường do giữa nước, giãn tĩnh mạch. Nếu chỉ phù nhẹ đơn thuần chi dưới, không kèm phù toàn thân thì không cần thiết giảm muối và nước, chỉ cần tránh ăn mặn. Hạn chế đứng hoặc ngồi lâu để tránh gây ra ứ trệ tuần hoàn. Hằng ngày nên tập cử động khớp cổ chân và chuyển trọng lượng đến các ngón chân một cách nhẹ nhàng. Đồng thời cũng nên có sự vận động như đi bộ thong thả vào buổi sáng và buổi chiều mát. Điều này không chỉ giảm được nguy cơ giãn tĩnh mạch mà còn giúp cơ thể tránh được mỏi mệt vì thai nghén.

Kết luận

Trên đây là một số lưu ý về dinh dưỡng cơ bản trong thai kì cũng như một số vấn đề liên quan mà mẹ bầu thường gặp phải. Hi vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích để chăm sóc cho chính mình và những người xung quanh. Cảm ơn đã đón đọc!

Nguồn: Procare.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.