Ẩm thực và sức khỏe

Dược tính có trong hạt đậu đen có thẻ giúp ngừa ung thư

Các dược tính có trong hạt đậu đen
Mất:4 phút, 52 giây để đọc.

Bên cạnh thịt cá là những thực phẩm giàu đạm và các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể con người, thì các thực phẩm từ thực vật như rau, củ, quả… cũng mang lại chất xơ và các chất dinh dưỡng khác không kém. Trong các loại thực phẩm đến từ thực vật thì có họ nhà đậu: đậu nành, đậu đen, đậu xanh… Trong hạt đậu có chưa rất nhiều các chất quan trọng như: kẽm, magie, sắt, protein và hàm lượng chất xơ cao.

Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng và các chất quan trọng có trong hạt đậu đen. Hãy cùng tham khảo để biết thêm những thông tin hiểu ích về đậu đen, để có thể xây dựng một thực đơn hợp lý cho gia đình bạn nhé!

Đậu đen

Đậu đen là nông phẩm rất quen thuộc của người dân

Đậu đen là nông phẩm rất quen thuộc của người dân, được chế biến thành nhiều món ăn bổ mát, giàu dược tính.

Theo sách Dược tính chỉ nam: “Đậu đen: vị thuốc gọi hắc đại đậu, vị cam, khí êm, không độc, lợi được thủy đạo, hạ được khí nóng trong dạ dày, tiêu thức ăn, trừ gió độc, làm mát trong lòng, tâm thần yên ổn, mắt sáng, huyết lưu thông, trừ thũng, tiêu sưng, trị chứng đau, giải được độc”.

Hạt đậu đen rất giàu protid, có lipid, glucid, tro và nhiều muối khoáng: canxi, phốt pho, sắt, caroten, B1, B2, PP, vitamin C… Ăn đậu đen rất tốt, chữa huyết hư, trúng phong, tê nhức mỏi; trẻ em bị rôm sảy, phong ngứa; thấp nhiệt, huyết ứ, phụ nữ trước sau sinh ăn đều tốt.

Tác dụng của đậu đen

Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Đậu đen còn có tính kháng viêm và chứa thành phần vitamin nhóm B phức hợp cao, giúp cho mạch máu được tăng thêm sức khỏe, làm giảm lượng cholesterol xấu và triglyceride trong cơ thể, hỗ trợ cho những người đang mắc bệnh tim được khỏe mạnh hơn.

Phòng ngừa ung thư nhờ nước đậu đen

Phòng ngừa ung thư nhờ nước đậu đen

Uống nước đậu đen có tác dụng gì trong việc phòng ngừa ung thư? Đậu đen là một trong những thực phẩm có khả năng giúp chống ung thư vì chứa 8 loại khác nhau của flavonoid, hợp chất thực vật có khả năng giảm thiệt hại của các gốc tự do, làm thay đổi tế bào, gây ung thư. Ngoài ra, vì đậu đen chứa nhiều chất xơ nên có thể ngăn chặn sự phát triển của bệnh ung thư ruột kết (ung thư ruột già).

Một số bài dược thiện từ đậu đen

Dùng cho trẻ em

Dùng hạt đậu đen chữa một số bệnh con nít

Chữa trẻ em đi tiểu són: trẻ đi tiểu lắt nhắt, nhiều lần do thấp nhiệt có thể lấy 120 hạt đậu đen, ít cam thảo nấu nước uống ngày vài lần, uống vài ngày hoặc hơn.

Chữa tiểu nhi đan độc: trẻ có biểu hiện da nổi dát đỏ sần hoặc viêm da tiếp xúc, Eczema, hăm, rôm sảy ngứa… có thể lấy đậu đen nấu lấy nước uống, kết hợp lấy nước cốt bôi ngày vài lần.

Dùng cho phụ nữ trước và sau sinh

Chữa sản hậu nhiều bệnh: người phụ nữ sau sinh mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, lưng, vai gáy chân tay tê đau mỏi có thể lấy 1kg đậu đen sao vàng, giã dập, ngâm rượu ngon, uống ngày 3 lần/30ml; nếu không uống được rượu có thể sắc nước uống.

Chữa tắc tia sữa: phụ nữ sau sinh viêm tuyến vú đau phát sốt. Lấy một bát đậu đen nấu lấy nước uống ngày 3 lần.

Chữa phụ nữ có mang đau mỏi lưng, chân, người mỏi mệt: Lấy một bát đậu đen nấu lấy nước uống ngày vài lần; kết hợp dùng đậu đen hầm cá chép ăn càng tốt.

Dùng cho người trưởng thành

Đậu đen chữa chứng vị nhiệt

Chữa thận yếu bứt rứt khó ngủ: người bệnh nóng bứt rứt, tiểu đêm nhiều khó ngủ. Dùng đậu đen, hạt sen, gừng gia vị vừa đủ hầm ăn.

Chữa trúng phong méo miệng: dùng đậu đen sao vàng, giã nhỏ, ngâm rượu, uống ngày vài lần, mỗi lần ly nhỏ.

Chữa chứng vị nhiệt: người bệnh đau lâm râm thượng vị, đại tiện táo, khát nước. Dùng đậu đen ủ lên mầm phơi khô sắc nước uống ngày 50g; uống ngày vài lần, đợt uống 5 – 7 ngày.

Chữa phong tê thấp: người bệnh có tuổi huyết hư, tay chân hay tê nhức mỏi. Dùng đậu đen xanh lòng sao vàng, ngâm rượu uống, ngày 3 ly nhỏ; nếu không uống rượu có thể nấu nước uống.

Chữa xuất huyết nhiều nơi: hay gặp ở người già hay bị xuất huyết dưới da, răng miệng, đại tiểu tiện ra máu. Lấy đậu đen hoặc mầm đậu đen (đại đậu quyển) sao vàng hạ thổ; dùng ngày 50g hoặc hơn, sắc nước uống như trà.

Chữa trúng độc do uống rượu: người bệnh sau khi uống rượu cảm thấy buồn nôn; đau bụng có thể lấy một bát đậu đen nấu lấy nước cho uống ngày vài lần.

Chữa sang thương huyết ứ: người bệnh bị chấn thương huyết ứ sưng phù đau; ngăn ngừa xuất huyết phủ tạng. Lấy một bát đậu đen nấu lấy nước uống hoặc pha thêm ít rượu mà uống.

Chữa chảy nước mắt sống: người bệnh biểu hiện ra gió chảy nước mắt, chấn thương; viêm nhiễm thì lấy 100g đậu đen mỗi ngày nấu lấy nước uống ngày vài lần.

Lưu ý

Hạn chế dùng đậu đen với người tỳ vị hư hàn

Kiêng kỵ: hạn chế dùng đậu đen với người tỳ vị hư hàn; người không có nhiệt độc không dùng nhiều. Không nên nấu chung đậu đen với thịt lợn, hậu phác, tỳ ma tử.

Nguồn: chiecthiavang.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.