Thực đơn mỗi ngày

Mách mẹ thực đơn dinh dưỡng hàng ngày dành riêng cho bé yêu

Thực đơn dinh dưỡng
Mất:4 phút, 48 giây để đọc.

Thực phẩm chính là nguồn năng lượng chính cung cấp chất dinh dưỡng và duy trì sức đề kháng khỏe mạnh. Song đây cũng là nguyên nhân chính khiến bé yêu nhà bạn mắc các bệnh về vấn đề tiêu hóa nếu bạn sử dụng phải nguồn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Làm thế nào để bé có thể ăn ngon, đủ các chất dinh dưỡng và hạn chế được tình trạng táo bón? Để trả lời cho câu hỏi này hãy xem hết bài viết dưới đây để các mẹ có thể lên thực đơn dinh dưỡng đầy đủ cho con.

Thực đơn bữa sáng cho bé gặp các tình trạng táo bón

Bữa sáng rất quan trọng mà người ta vẫn thường ví “Ăn sáng như một nhà vua, ăn trưa như người bình thường và ăn tối như kẻ ăn mày”. Sau một đêm dài các cơ quan hoạt động đào thải độc tố, dạ dày tiết nhiều dịch, buổi sáng là thời điểm dạ dày rất cần được nạp lương thực để tiêu hóa. Bởi dạ dày co bóp liên tục, dịch vị tiết ra nhiều để tiêu hóa thức ăn ngay cả khi dạ dày trống rỗng. Do đó, khi dịch vị tiết nhiều nhưng không có gì để tiêu hóa, lâu dần dẫn đến viêm loét dạ dày, chất cặn bã cũ trong ruột không được đào thải sẽ tích tụ trong ruột, dễ hình thành sỏi.

Thực đơn cho bé vào buổi sáng

Cha mẹ có thể tham khảo thực đơn cho bữa sáng đủ dinh dưỡng cho bé như: bánh mì, sữa khoảng 200ml; phở bò (đủ với sức ăn của bé), một miếng đu đủ nhỏ (khoảng 200g); hoặc cháo gà (đủ với sức ăn của bé), 1 quả quýt ngọt; hoặc cháo thịt lợn (đủ với sức ăn của bé); 1 quả chuối, 1 trái táo…

Thực đơn buổi trưa đủ chất dinh dưỡng cho bé

Với bữa trưa mẹ chỉ cần cho bé ăn vừa đủ, không cần ăn quá no. Đây là bữa ăn cần nhiều dinh dưỡng nhất. Lượng dinh dưỡng của bữa trưa chiếm 35% số lượng thức ăn trong một ngày của trẻ. Các bà mẹ có thể tham khảo thực đơn bữa trưa cho bé dưới đây:

Thực đơn buổi trưa cho bé

– Thực đơn 1: Cá phi kho tộ, canh thịt rau ngót, cơm trắng

– Thực đơn 2: Thịt bò xào rau củ, canh cua nấu mồng tơi và cơm trắng

– Thực đơn 3: Thịt gà xào nấm, canh cá rô nấu cải xanh, cơm trắng

– Thực đơn 4: Thịt trứng xào cà chua, canh thịt nấu cải xoong (hoặc rau ngót), cơm trắng

– Thực đơn 5: Đậu phụ nhồi thịt sốt cà chua, canh tôm nấu bí xanh, cơm trắng

Ngoài những món ăn chính như trên, cha mẹ nên bổ sung trái cây, nước ép, sữa chua vào thực đơn hàng ngày cho bé; hoặc cho bé ăn vào bữa phụ để tăng thêm đề kháng và vitamin cho cơ thể. Các dưỡng chất cho bữa chiều chiếm 10% lượng thức ăn cả ngày của bé. Với những trẻ trên 2 tuổi, mẹ có thể cho bé uống thêm sữa bò, sữa đậu nành vào bữa phụ buổi chiều.

Thực đơn nhẹ nhàng cho buổi tối của bé

Bữa tối cần nhẹ nhàng dễ tiêu, do đó, mẹ nên cho bé ăn nhạt hơn các bữa trước, ví dụ cơm nát, cháo, mì sợi, rau cải, súp…. Các chất dinh dưỡng trong bữa tối cũng chiếm khoảng 30% tổng lượng thức ăn cả ngày. Các mẹ nên nhớ, đừng ép bé ăn quá no, ăn nhiều vào bữa tối vì điều đó sẽ gây chướng bụng, khó tiêu, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của bé.

Thực đơn buổi tối

Một vài gợi ý cho thực đơn bữa tối như sau:

– Thực đơn 1: Cơm nát (1 bát nhỏ), rau cải luộc mềm, 1 miếng cá nướng (không dầu).

– Thực đơn 2: 1 bát súp gà (hoặc súp chay có nấm, ngô), 2 miếng bí ngô luộc, 2 miếng thịt kho.

– Thực đơn 3: 1 bát mì sợi sốt thịt băm, 2 miếng súp lơ xanh luộc, 1 quả chuối.

Một số lưu ý khi lên thực đơn cho bé

Việc xây dựng thực đơn cho trẻ không khó cũng chẳng dễ. Một thực đơn 3 Đủ phụ thuộc nhiều vào “sự thấu hiểu” của mẹ dành cho con. Mẹ biết con thích ăn gì, màu gì, con vật nào không? Mẹ có biết bé ghét ăn gì, sợ con gì, không thích màu nào chứ? Sức ăn của bé là bao nhiêu?- 1 bát, 2 bát hay nửa bát.

Chỉ cần nắm được những điều này; mẹ hoàn toàn có thể xây lên 1 tháp dinh dưỡng, thực đơn đủ các món; cho các tuần mà không khiến bé chán ngán. Dưới này là một số lưu ý kèm theo cho mẹ.

  • Xây dựng thực đơn cho trẻ theo nhu cầu dinh dưỡng của bé: dựa vào nhu cầu dinh dưỡng từng giai đoạn phát triển của bé để chế biến thức ăn cho phù hợp.
  • Chúng sẽ muốn thử món nào đẹp và cảm giác ngon miệng hơn.
  • Không bắt trẻ ăn mãi một món hoặc vài ba hôm lại ăn lại món đó.
  • Đa dạng món ăn, đừng chỉ luộc, xào hay nấu cháo mãi.
  • Đồ ăn vặt giữa bữa rất dễ khiến bé ngang bụng (no giả) mà bỏ quên bữa chính.
  • Bổ sung bào tử lợi khuẩn để kích thích sự thèm ăn, ăn ngon miệng và tiêu hóa tốt hơn.

Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thêm nhiều kinh nghiệm lên thực đơn ăn uống hàng ngày cho bé yêu nhà mình.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.