Theo các chuyên gia, giá đỗ có nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, chúng được tạo ra từ những hạt đậu nảy mầm và có chiều dài từ 3-7cm.
Giá đỗ được làm bằng cách ủ nảy mầm. Hiện nay có nhiều loại giá đỗ như: Giá đậu đen; giá đậu tương, giá đậu xanh, giá đậu đỏ… Giá đỗ có kích thước nhỏ hơn nhiều so với các loại rau củ thông thường. Nhưng giá trị dinh dưỡng của giá đỗ lại rất lớn.
Đậu 100 g giá có thể cung cấp 4 đến 5,7 % carbohydrate mà cơ thể nên hấp thụ hàng ngày. Không những vậy, 100g giá chứa đến 2,4g chất xơ; tương đương với khoảng 7% nhu cầu chất xơ khuyến nghị hằng ngày với nam giới và 8,5% đối với nữ giới.
Rau giá là nguồn cung cấp đạm thực vật ở mức trung bình. Trong 100g giá, người ta tìm thấy 5,3g protein; bằng khoảng 11% lượng chất đạm khuyến nghị hằng ngày đối với nữ giới và 9,4% đối với nam giới.
Giá đỗ giàu vitamin
Vitamin: Giá đỗ rất giàu vitamin. Ăn giá xào chín có thể cung cấp cho cơ thể chúng ta nhiều loại vitamin nhóm B như riboflavin (vitamin B2); axit pantothenic (vitamin B5), vitamin B6, thiamin (vitamin B1) và niacin (vitamin B3). Không những vậy, hàm lượng vitamin C và vitamin E có trong giá cũng rất cao. 100g giá đỗ chứa khoảng 15 đến 25mg vitamin E và 19,8mg vitamin C (tương đương với 22% lượng vitamin C khuyến nghị hằng ngày với nam giới và 26% đối với nữ giới).
Khoáng chất: Không chỉ vitamin, giá còn chứa nhiều loại khoáng chất khác nhau; đặc biệt là đồng và sắt. Một chén giá đỗ nấu chín chứa khoảng 0,32mg đồng; đáp ứng 32% nhu cầu về đồng hằng ngày của cơ thể. Bên cạnh đó, người ta cũng thấy rằng, 100g giá đỗ có thể cung cấp khoảng 30% nhu cầu về sắt mỗi ngày ở nam giới; 13% nhu cầu về sắt mỗi ngày ở nữ giới. Ngoài sắt và đồng, giá đỗ còn chứa magie, mangan và kẽm.
Khi mang thai, mẹ bầu luôn phải cân nhắc nhiều hơn về chế độ ăn của mình để không ảnh hưởng đến em bé. Vậy bà bầu ăn giá được không? Có gây hại cho thai nhi không? Giai đoạn mang thai khá dài khiến mẹ không thể kiêng ăn giá đỗ phải làm thế nào?
Bà bầu ăn giá được không?
Giá đỗ là một loại rau giàu dinh dưỡng và được nhiều người yêu thích. Hơn nữa, có khá nhiều món ăn đặc trưng của người Việt thường ăn kèm với giá đỗ như bánh ướt; bánh hỏi, gỏi cuốn, canh đậu phụ, canh chua, bún riêu, phở…
Đây chắc hẳn cũng là những món ăn yêu thích của hầu hết các mẹ bầu. Vì vậy, nhiều mẹ chưa có kinh nghiệm dưỡng thai sẽ thắc mắc rằng bà bầu ăn giá có được không? Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA); phụ nữ mang thai không nên ăn các loại rau mầm họ đậu, đỗ như cỏ linh lăng; cỏ bốn lá, củ cải đỏ và giá đỗ.
Lý do được đưa ra là vì những loại vi khuẩn như Salmonella, Listeria và E.coli có thể xâm nhập vào hạt đậu đang nảy mầm thông qua vết nứt trên vỏ. Lúc này, vi khuẩn sẽ tiếp tục phát triển trong cùng một điều kiện ấm và ẩm ướt của hạt đậu. Kể cả khi bạn tự trồng giá đỗ tại nhà trong điều kiện sạch sẽ và an toàn; một số tình huống ngoài ý muốn vẫn xảy ra khiến hạt đậu bị nhiễm khuẩn. Những loại vi khuẩn này có thể gây ra một số rủi ro cho sức khỏe của mẹ bầu.
Chẳng hạn như nhiễm khuẩn Listeria có thể dẫn đến sảy thay, thai chết lưu; sinh non và đe dọa nhiễm trùng cho trẻ mới sinh. Ngoài ra; vi khuẩn Salmonella và E.coli có thể gây ra những căn bệnh nghiêm trọng. Thậm chí là những bệnh có nguy cơ tử vong cao đối với mẹ và bé.
Những lưu ý khi mẹ bầu ăn giá đỗ
Đối với câu hỏi bà bầu ăn giá được không thì câu trả lời chắc chắn là không nên. Nếu mẹ tự trồng giá tại nhà thì thành phẩm vẫn có thể bị nhiễm khuẩn. Đối với giá đỗ được bán ở chợ hay siêu thị sẽ càng không đảm bảo an toàn. Người nông dân ngày nay có thể dùng đến thuốc bảo vệ thực vật; một số hóa chất để khử khuẩn khi trồng giá đỗ nhằm gia tăng lợi nhuận. Việc dư lượng các chất này tồn đọng trong giá sẽ không tốt cho phụ nữ mang thai.
Tuy nhiên, một vài món ăn yêu thích của chị em sẽ không thể thiếu giá đỗ. Hơn nữa, với thai kỳ kéo dài tới hơn 9 tháng; nhiều mẹ sẽ không thể kiêng ăn giá. Nếu rơi vào trường hợp này, mẹ nên lưu ý một vài điều sau đây nếu muốn ăn giá khi mang thai.
Rửa giá thật kỹ trước khi chế biến. Không nên ăn giá sống. Hãy đảm bảo mẹ đã nấu chín giá đỗ trước khi ăn. Nếu mẹ bầu có hệ miễn dịch yếu thì tốt nhất là không nên ăn giá khi mang thai để tránh mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Lưu ý khi mua giá đỗ
Ngoài ra, việc mua giá ngoài chợ hay siêu thị cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Vì vậy, sẽ có một vài điểm cần lưu ý khi mua giá mẹ cần biết để đảm bảo mua được giá sạch. Mẹ nên mua giá đỗ tươi được vận chuyển và bảo quản trong điều kiện nhiệt độ lạnh. Không nên mua giá đỗ mà cọng giá trông khô héo và có mùi ẩm mốc hay bị ủng. Sau khi mua về nếu chưa ăn liền thì mẹ nên bảo quản giá trong tủ lạnh. Đồng thời, cần chú ý vệ sinh tủ lạnh thường xuyên để đảm bảo sạch sẽ.
Kết luận chung thì việc bà bầu ăn giá là không nên. Tuy giá cũng có nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa; tim mạch, thị lực, thần kinh… Nhưng vi khuẩn tồn tại trong giá lại rất nguy hiểm cho mẹ bầu. Vì vậy, cách tốt nhất là mẹ nên nên hạn chế ăn giá khi đang mang thai nếu không tìm được nơi bán giá sạch.
Nguồn: Hellobacsi.com