Ẩm thực, Ẩm thực Việt Nam

Nền ẩm thực độc đáo của người Êđê

Ẩm thực êđê
Mất:7 phút, 52 giây để đọc.

Người Êđê không chỉ hấp dẫn du khách với nền văn hóa truyền thống lâu đời mà còn có nền ẩm thực đặc sắc và những món ăn độc đáo, là sự hòa quyện của hương vị núi rừng. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, ẩm thực của người Êđê là sự kết hợp tinh tế giữa các loại thảo mộc, gia vị và thực phẩm tươi sống, với phong cách nấu nướng và chế biến đặc biệt. Mỗi món ăn hoặc toàn bộ bữa ăn là sự kết hợp của các hương vị cay, chua và đắng. Người Êđê coi bữa ăn là khoảng thời gian của mọi người trong gia đình và là không gian giao tiếp thân mật. Hàng ngày, việc bếp núc ở nhà do phụ nữ đảm nhiệm, nhưng trong những ngày lễ lớn, nam giới đóng vai trò “đầu bếp”.

Văn hóa ẩm thực của người Êđê hiện nay

Theo Từ điển Việt Nam thông dụng thì ẩm thực chính là ăn uống, là hoạt động cung cấp năng lượng cho con người sống và làm việc. Theo nghĩa rộng, văn hóa ẩm thực là một phần văn hóa nằm trong tổng thể, phức thể các đặc trưng diện mạo về vật chất, tinh thần, tri thức, tình cảm…, khắc họa một số nét cơ bản; đặc sắc của một cộng đồng, gia đình, làng xóm, vùng miền, quốc gia… Nó chi phối một phần không nhỏ cách ứng xử và giao tiếp của một cộng đồng, tạo nên đặc thù của cộng đồng ấy. Trên bình diện văn hóa tinh thần, văn hóa ẩm thực là cách ứng xử, giao tiếp trong ăn uống và nghệ thuật chế biến thức ăn, ý nghĩa, biểu tượng tâm linh trong món ăn đó.

Theo nghĩa hẹp, văn hóa ẩm thực là những tập quán và khẩu vị; những ứng xử, tập tục, kiêng kỵ, những phương thức chế biến, bày biện trong ăn uống và cách thưởng thức món ăn của con người.

Món vếch của người Êđê ở Đắk Lắk

Món vếch của người Êđê

Vếch theo tiếng Êđê thực chất là phần đầu ruột non của động vật ăn cỏ. Trong đoạn ruột ấy có chứa cả dịch tiêu hóa và phần cỏ vừa đi qua khỏi phần dạ dày của con vật. Đối với người Êđê; vếch của các loài động vật ăn cỏ như: thỏ, dê, nai, hoẵng săn bắt được trong rừng hay trâu; bò chăn thả trong rừng thường được ưa chuộng nhất bởi chúng chỉ ăn cỏ và lá cây rừng nên ruột rất sạch.

Người có kinh nghiệm nhất sẽ chọn một đoạn ruột non liền kề với bao tử bò; dùng lạt buộc chặt hai đầu rồi mới cắt ra để riêng. Đoạn ruột này được chần qua nước sôi; bóp lấy phần dịch tiêu hóa bên trong pha với nước, lọc, lắng rồi cô đặc, tẩm ướp gia vị. Những phần nội tạng khác cùng với da; đuôi, thịt bạc nhạc, mép bò… được luộc sơ, cắt miếng rồi nấu cùng loại gia vị đặc biệt vừa chế biến từ vếch và nhiều gia vị khác như ớt, củ nén, sả, riềng, tiêu rừng, hạt cây rừng để làm đậm đà thêm hương vị món ăn…

Ngày nay, món vếch vẫn là một trong những món ăn quen thuộc của người Êđê , dù có đôi chút cải biến cho phù hợp với điều kiện của từng gia đình. Nhạc sĩ Y Phôn Ksơr; ở thành phố Buôn Ma Thuột cho biết, gia đình ông, cũng như nhiều gia đình người Êđê khác ở Đắk Lắk; mỗi lần mổ bò thường chọn lấy phần vêch; buộc lạt hai đầu rồi gác trên giàn bếp cho khô hẳn.

Canh cà đắng nấu cá khô

Canh cà đắng nấu cá khô

Đây là một món ngon có nguồn gốc từ dân tộc Ê Đê tại Dak Lak; cây cà đắng là một loại cây mọc dại lớn hơn cà pháo có màu xanh trắng; cây có nhiều gai nhọn; cây này thường được hái trên rẫy họ thường sử dụng cà này để làm thực phẩm hằng ngày; tạo thành các món ngon như cà đắng xào; cà đắng om ếch; cà đắng kho, canh cà đắng.

Để làm món canh cà đắng đặc biệt này; họ sẽ sử dụng đầu cá trích phơi khô; sau đó đem giã nát, thêm vào hành và tỏi, rồi đem nấu với nước sôi; tạo cho canh độ ngọt và hương vị thơm ngon; sau cùng họ sẽ bỏ cà đắng vào rồi cho thêm rau, nước vo gạo tạo độ sệt cho món ăn. Người Ê đê thường dùng món ăn này cùng với cơm, do có thói quen ăn bốc nên họ thường nấu món này hơi sền sệt để cùng ăn với cơm; họ thường vắt thằng từng nắm cùng với cà và ăn, vị đắng và cay làm món ăn thêm ngon hơn; và trái cà đắng cũng là một loại thuốc quý giúp tăng sức đề kháng.

Lẩu lá rừng Tây Nguyên

Lẩu lá rừng hấp dẫn

Đặc sản này chỉ dùng để đãi khách ở Tây Nguyên; dân tộc Ê Đê thường tốn rất nhiều công sức để hái các loại lá nằm sâu trong rừng; muốn lẩu lá ngon thì phải kiếm được nhiều loại lá; món này là món cứu đói cho đồng bào dân tộc lúc mất mùa đói kém; tất cả các loại lá được nấu với thịt heo rừng , ớt, các loại gia vị khác tạo thành hương thơm quyến rũ.

Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được vị đắng; bùi, chát của từng loại rau; vị ngọt dai thơm ngon của thịt heo rừng; món ăn này ngày nay đã được biến tấu khác đi để có mặt trong hầu hết các nhà hàng quán ăn tại Dak Lak; nhưng muốn thưởng thức món lẩu lá ngon nhất; đúng hương vị nhất bạn nên thưởng thức tại nhà các gia đình dân tộc tại Dak Lak.

Măng nướng xào lòng bò

Măng nướng xào lòng bò

Đây là món ăn khá nổi tiếng của xã Ea Sol; huyện Ea Hleo; Đắk Lắk. Người Ê đê thường dùng măng nướng vào các bữa sáng và bữa chiều. Món ăn là sự tổng hòa vị hơi đắng của lòng bò; vị ngọt của măng rừng và không thể thiếu vị cay của ớt; loại gia vị có mặt trong các bữa ăn của người dân tộc Ê đê.

Nhìn qua, đây không phải là món ăn dễ nuốt một chút nào. Mỗi một dân tộc; mỗi vùng miền lại có những gia vị đặc trưng; cách chế biến đặc trưng không phải ai ăn được.

Những bắp măng tre tươi được nướng trên lửa than hồng thơm nức mũi; sau đó được rửa sạch và thái nhỏ; rồi đem xào chung với phèo non và phổi bò; lòng bò, được thêm gia vị và củ nén và ớt tăng thêm độ cay nồng của món ăn; vị ngọt của măng tre rừng và vị bùi đắng của lòng bò làm du khách khi thưởng thức món ăn này đều ngất ngây.

Dế cơm rang muối

Dế cơm rang muối

Để có được những chú dế cơm to, béo, màu nâu vàng óng…, người Êđê thường đi bắt dế vào khoảng tháng 10 hằng năm (đầu vụ thu hoạch lúa). Để bắt được dế cần phải có “mồi nhử” là những chú kiến lửa (loại to) được bỏ đói nhiều ngày. Ông Y Keo cho hay: “Khi gặt xong ruộng lúa của gia đình, họ sẽ lần tìm những hang dế sau đó thả kiến lửa vào hang. Do kiến lửa bị bỏ đói nên vội vàng đi xuống hang để đi tìm thức ăn. Khi phát hiện ra dế cơm, kiến lửa sẽ cắn, đốt và dồn chú dế chạy ra ngoài miệng hang. Lúc này, người đi bắt dế phải nhanh tay chộp lấy chú dế bỏ vào bao”.

Những chú dế cơm béo ngậy được làm sạch, bỏ chân; sau đó được cho vào chảo gang rang lên đến khi dế chuyển sang màu vàng, có mùi thơm. Tiếp đó, dế được vớt ra rồi giã nhuyễn cùng muối, lá hành, gừng, hẹ… Món này có thể ăn không, hoặc ăn với cơm và dùng để chấm… đều được. Khi ăn có vị beo béo, mằn mặn, cay và bùi bùi rất đặc trưng.

Rượu cần

Nguyên liệu chính để làm rượu cần thường là cơm nguội đã phơi được hai ngày nắng, sau đó trộn đều với men (do bà con tự làm). Để có loại men đặc biệt này, người Êđê phải vào rừng tìm vỏ và lá cây ana h’jam mang về phơi khô để làm men theo công thức đặc biệt. Cơm sau khi được trộn đều với men được cho vào ché rồi đổ nước vào ủ. Ở phía trên và dưới đáy ché là một lớp trấu có tác dụng ngăn cho bã rượu không chạy vào trong cần khi hút.

Những chén rượu cần chất lượng là khi người uống châm nhiều lần nước vào mà vẫn giữ được vị ngon ngọt, thơm nồng. Dùng loại nước suối trong vắt để châm rượu. Nước suối mát lạnh ngấm vào men tạo cho rượu cần một mùi vị rất đặc biệt, vừa mát lạnh, lại vừa có vị ngọt, dịu nhưng cũng có vị chát …

Nguồn: Taynguyen247.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.