Dinh Dưỡng, Dinh Dưỡng cho người bệnh

Những điều cần biết về chế độ ăn uống của người bị gout

Những điều cần biết về chế độ ăn uống của người bị gout
Mất:5 phút, 59 giây để đọc.

Hiện nay, cuộc sống hiện đại, những người mắc bệnh gout thường gặp ở người trung niên, có một số trường hơp xảy ra ở người trẻ tuổi. Vậy chế độ ăn uống với bệnh nhân gout như thế nào không phải ai cũng biết?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bệnh gout thường gây viêm các khợp nhỡ nhỏ. Triệu chứng hay gặp đó là các khớp bàn ngón chân. Bệnh nếu không có chế độ ăn uống khoa học; điều trị kịp thời, thì bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh gout cần có chế độ ăn uống khoa học để hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh gout

Bệnh Gout là bệnh rối loạn chuyển hoá liên quan đến ăn uống do nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của axit uric) hoặc tinh thể axit uric.

Bệnh gút là do lắng đọng các tinh thể muối urat hoặc tinh thể acid uric gây viêm các khớp; thường gặp ở nam giới, tuổi từ 40 trở lên. Bệnh thường có những đợt cấp kịch phát; tái phát nhiều lần rồi trở thành mạn tính. Các nguyên nhân gây tăng acid uric máu và bệnh gút bao gồm: Các nguyên nhân làm giảm bài tiết acid uric (bệnh thận, một số thuốc…); các nguyên nhân làm tăng sản xuất acid uric (chủ yếu thông qua khẩu phần ăn) và các yếu tố khác liên quan như gia đình, di truyền, tuổi, giới…

Những biểu hiện của bệnh gout

-Viêm khớp cấp tính: Sưng, đau nhức khớp nhất là khớp đốt bàn và ngón chân cái.

-Lắng đọng sạn urat: Là trường hợp những cục hay hạt urat nổi dưới da di động được dưới vành tai; mỏm khuỷu, xương bánh chè hoặc gần gân gót.

-Sỏi urat, axit uric trong hệ thống thận-tiết niệu; viêm thận kẽ, suy thận.

-Xét nghiệm máu thấy axit uric tăng cao trên 400 micromol/lit.

Nguyên tắc ăn uống khi bị bệnh Gout

Nguyên tắc ăn uống khi bị bệnh Gout

Người mắc bệnh Gout cần được cung cấp đủ năng lượng, các chất cần thiết theo nhu cầu dinh dưỡng của mình. Chế độ ăn giữ cho người bệnh có cân nặng trong giới hạn bình thường, tránh không bị thừa cân, béo phì cũng như không để bị suy dinh dưỡng.

-Lượng chất đạm (protein) rất cần thiết cho cơ thể nhưng cần ăn ở mức vừa phải, tránh ăn quá nhiều sẽ khiến tăng lượng purin trong bữa ăn, vì purin có nhiều trong các thực phẩm giàu chất đạm và sẽ chuyển hóa thành acid uric. Lượng protein khuyến cáo chung là 1g/ 1 kg cân nặng/ ngày (lượng protein không có nghĩa là lượng thịt cá). Nhu cầu protein giảm hơn trong các trường hợp có biến chứng về thận như viêm cầu thận cấp, suy thận cấp, suy thận mạn.

-Uống nhiều nước để tăng cường đào thải acid uric, nhất là nước khoáng kiềm.

-Tinh bột và thực phẩm giàu carbohydrate là loại thực phẩm quan trọng đối với người bệnh Gout, bởi nó chứa một lượng purin an toàn. Chúng có chức năng làm giảm và hòa tan acid uric trong nước tiểu.

-Nên thay thế các loại dầu bằng dầu ô liu, dầu lạc, dầu vừng,… để giảm bớt lượng chất béo.

-Khi chế biến đồ ăn thì nên luộc hoặc hấp (nhiều nước), đặc biệt là với thịt, nên bỏ nước luộc, hạn chế đồ ăn xào, rán.

Đối tượng có nhiều nguy cơ bị tăng axit uric máu và mắc bệnh Gout

-Có tiền sử gia đình bị bệnh gout.

-Thừa cân và béo phì.

-Ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều nhân purin.

-Nghiện rượu; nghiện cà phê.

-Dùng nhiều thuốc lợi tiểu như hypothiazid, lasix… có thể làm tăng axit uric và gây ra các đợt Gout cấp tính.

Tại sao nam giới bị bệnh gút nhiều hơn?

Các nghiên cứu đều cho thấy nhân purin trong thực phẩm ăn vào là nguyên nhân hàng đầu gây tăng acid uric. Các purin thực phẩm khác nhau gây tăng acid uric khác nhau. Bên cạnh các thức ăn có nhân purin; uống rượu bia cũng có vai trò quan trong làm tăng acid uric máu và cơn gout cấp. Uống rượu bia gây tăng lactat máu làm giảm bài xuất acid uric qua thận dẫn đến tăng acid uric máu và cơn gút cấp. Nguy cơ mắc gút tăng lên theo mức độ uống rượu bia, trong đó uống bia có nguy cơ cao hơn rượu. Nam giới uống nhiều rượu bia nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nữ giới.

Chế độ dinh dưỡng trong điều trị bệnh gút

Chế độ dinh dưỡng trong điều trị bệnh gút

Hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều nhân purin

Người bệnh tăng acid uric máu hoặc bị bệnh gút cần lựa chọn thực phẩm ở nhóm I hoặc nhóm II, không nên sử dụng thực phẩm ở nhóm III theo bảng dưới đây.

Hạn chế các nước uống có khả năng gây tăng acid uric máu và các cơn gút cấp như rượu; bia, chè, cafe. Nên uống các nước có tính kiềm như nước khoáng bicarnonat.

Thực đơn lâu dài cho người bệnh gút

– Như chế độ ăn thông thường nhưng hạn chế đạm.

– Cơ bản là lựa chọn thực phẩm ít nhân purin (thực phẩm nhóm I; II- bảng trên). Nếu ăn thịt nên luộc rồi bỏ nước, không nên ăn các loại nước dùng thịt; cá, xương hầm.

– Hạn chế sử dụng rượu, bia, cà phê, nước chè.

Ăn nhiều rau xanh, các loại quả không chua.

– Uống đủ nước hàng ngày; đặc biệt là nước khoáng kiềm.

Những thực phẩm mà người mắc bệnh Gout nên tránh

Hạn chế tối đa các thực phẩm có lượng purin cao như nội tạng động vật, thịt bò; tôm, cua, ghẹ; thịt thú rừng, thịt gia cầm, các loại động vật có vỏ (sò, ốc, hến…..). Những thực phẩm này dễ làm tăng nguy cơ hình thành bệnh gout cấp tính.

-Một số loại rau không tốt cho người bệnh gout là rau bina; cải bắp, măng tây và nấm.

-Hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn bằng cách chọn thịt nạc, gia cầm không ăn da và các sản phẩm sữa ít chất béo.

-Tránh các loại hoa quả chua; đồ lên men, các loại nấm, măng, giá đỗ trong thực đơn bởi chúng có thể làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể

-Một số loại gia vị như ớt; hạt tiêu cũng nên dùng hạn chế vì chúng có thể gây hưng phấn thần kinh tự chủ gây tái phát bệnh gout.

-Tránh uống rượu bởi rượu làm gia tăng sự tạo axit uric trong gan và ngăn cản thận thải axit uric.

Khi mắc phải bệnh gout thì chế độ ăn uống là điều vô cùng quan trọng để có thể chung sống hòa bình và chiến đấu với căn bệnh này.

Nguồn: Benhvien108.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.