Dinh Dưỡng, Dinh dưỡng cho bà bầu

Những lưu ý khi mẹ bầu ho nên ăn kiêng những thực phẩm gì?

Những lưu ý khi mẹ bầu ho nên ăn kiêng những thực phẩm gì
Mất:6 phút, 32 giây để đọc.

Đối với các mẹ bầu, khi trái gió trở trời, ho là triệu chứng thường gặp trong thai kỳ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có việc sinh hoạt và ăn uống không khoa học.

Ho trong thai kỳ thường rất phổ biến. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do là sức đề kháng của mẹ bị giảm; những thay đổi nội tiết tố của mẹ bầu thay đổi, khói bụi, môi trường ô nhiễm; dễ bị virus vi khuẩn tấn công… Bên cạnh đó, theo cha ông thường nói, mẹ bầu thường ho thai nhi tuần thứ 26-28 do thai nhi mọc tóc. Không cần biết là nguyên nhân gì nhưng ho kéo dài 1 – 2 tuần không chỉ khiến cho sức khỏe của chị em bị suy giảm mà còn ảnh hưởng tới thai nhi.

Bà bầu bị ho có thể đối mặt với những nguy cơ gì?

– Ho nhiều làm vùng ngực co thắt gây khó thở, mệt mỏi từ đó gây chán ăn; ngủ không sâu giấc, suy nhược dẫn tới thai nhi chậm phát triển.

– Cơn ho mạnh và liên tục kích thích co thắt tử cung gây động thai và sảy sớm.

– Ho có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm trùng của cơ thể người mẹ. Nếu không phát hiện kịp thời không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi mà còn làm mất tim thai đột ngột rất nguy hiểm.

Trong khi các biện pháp sử dụng thuốc kháng sinh cần loại bỏ hoàn toàn thì giải pháp dinh dưỡng luôn được ưu tiên lựa chọn. Theo đó, thực đơn cho bà bầu bị ho phải đảm bảo những món ăn tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể phục hồi; loại bỏ những thực phẩm kích thích cơn ho tăng lên.

Nếu băn khoăn bà bầu bị ho có ảnh hưởng gì đến thai nhi không thì câu trả lời là “Có” mẹ nhé. Cơn ho (dù ho có đờm hay ho khan) không có dấu hiệu thuyên giảm thường khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi; kiệt sức ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe bé cưng. Chưa kể, việc ho mạnh; liên tục còn làm tăng nguy cơ xuất hiện những cơn co thắt tử cung dọa sảy thai rất nguy hiểm.

Bà bầu bị ho nên kiêng ăn những gì?

Kiêng hải sản

Bà bầu bị ho nên kiêng ăn gì? Có cần kiêng hải sản không?

Các loại hải sản như: tôm, cua, cá biển là những món cấm kỵ khi bà bầu bị ho. Bởi nhiều trường họp ho khi mang thai là do dị ứng; đây lại là những thực phẩm rất dễ gây kích ứng làm cho cơn ho thêm trầm trọng hơn. Mặt khác, khi ăn những hải sản có vỏ như tôm; cua nếu không loại vỏ, bỏ càng thì rất có khả năng mảnh vụn của những thứ này mắc vào cổ họng gây cảm giác ho, ngứa dữ dội.

Đồ ngọt

Những món ngọt bao giờ cũng có sức “quyến rũ” khó cưỡng. Nhưng tiếc thay chúng lại được liệt vào danh mục đáp án cho câu hỏi bà bầu bị ho nên kiêng gì. Theo một nghiên cứu được đăng trên chuyên san Frontiers in Immunology vào năm 2017 thì sự gia tăng đường huyết do tiêu thụ đồ ngọt gây giảm hoạt động của hệ miễn dịch; cụ thể là ngăn bạch cầu chống lại vi trùng gây bệnh. Việc ăn đồ ngọt còn gây hại thêm ở điểm, ăn nhiều đường còn làm cho bà bầu dễ bị nóng trong người. Điều này làm cho cơ thể mẹ trở nên kém hấp thụ vitamin và khoáng chất; ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Kiêng những món cay

Nhiều mẹ kháo nhau khi bị ho, cảm nên ăn cay để làm loãng và dễ khạc đờm ra ngoài. Thực tế lại không phải vậy. Theo kết quả từ nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Critical Reviews in Food Science and Nutrition vào năm 2016; hoạt chất capsaicin có trong ớt được sử dụng trong các món cay làm tăng sản xuất chất nhầy; đồng thời gây kích ứng niêm mạc họng làm cho tình trạng ho kéo dài dai dẳng.

Ngoài tác hại trên, bà bầu ăn nhiều đồ cay cũng không tốt cho dạ dày. Mẹ bị táo bón khi mang thai mà ăn cay nhiều sẽ làm tình trạng này thêm nghiêm trọng hơn nữa.

Đồ uống chứa caffein

Nếu phân vân chẳng biết bà bầu bị ho nên kiêng ăn gì thì đừng nên tiêu thụ những thức uống chứa caffein như trà; cà phê mẹ nhé. Sở dĩ như vậy là vì rất nhiều mẹ bầu bị ho khan; khàn giọng do cơ thể mất nước. Trong khi trà và cà phê lại chứa nhiều caffein; một chất hoạt động như thuốc lợi tiểu nên làm tăng đào thải nước nhiều hơn; ảnh hưởng đến quá trình điều trị ho của bạn.

Các món nướng, chiên

Bà bầu bị ho nên kiêng ăn gì? Bỏ ngay các món nướng, chiên mẹ nhé!

Hai trong số những món càng ăn càng ho là món nướng và chiên. Bởi bề mặt thực phẩm khi bị nướng; chiên thường khá sắc cạnh; ngay cả khi đã được nhai phân cắt ra thành từng miếng nhỏ. Mẹ bị ho ăn vào sẽ khiến niêm mạc họng bị xước, tổn thương dẫn đến tình trạng ngứa rát và ho không dứt.

Thêm vào đó, những món chiên; nướng nhiều dầu mỡ còn gây áp lực cho dạ dày. Tình trạng bao tử hoạt động quá tải sẽ dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản – đây là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ho khan.

Ngoài các món mà mẹ bầu bị ho cần kiêng như trên thì sữa và các chế phẩm từ sữa cũng là các thực phẩm mà mẹ bầu cần hạn chế. Nguyên do là việc tiêu thụ thực phẩm trong nhóm này có thể làm tăng sinh chất nhầy đường hô hấp hoặc khiến đờm đặc lại khó tống xuất ra ngoài hơn. Tình trạng chất nhầy bị ứ đọng lâu không thoát ra ngoài được sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp.

Mẹ bầu đừng quên rằng sữa vẫn là nguồn cung cấp protein và vitamin D có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Thế nên, mẹ hãy tạm ngưng dùng sữa trong ít ngày; chờ cho đến khi triệu chứng ho có đờm thuyên giảm rồi dùng lại.

Bà bầu bị ho nên lưu ý những gì để đảm bảo sức khỏe?

Ngoài chuyện kiêng ăn, bà bầu bị ho nên lưu ý những gì để đảm bảo sức khỏe?

Bên cạnh việc kiêng khem những món ăn trên; để quá trình trị ho cho bà bầu có hiệu quả, hãy tham khảo những lời khuyên sau:

– Uống nhiều nước để xoa dịu vùng hầu họng

– Ăn uống đủ chất và thêm những vị thuốc chữa ho tự nhiên như gừng; tỏi vào món ăn

– Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý; tránh di chuyển đến những khu vực đông người

– Súc miệng miệng bằng nước muối sinh lý để giảm tình trạng bà bầu bị ho ngứa cổ

– Tránh việc tự ý mua thuốc dùng; đặc biệt là các loại như aspirin, ibuprofen và naproxen nếu dùng trong những tháng cuối thai kỳ có thể dẫn đến biến chứng sinh non hoặc sinh con nhẹ cân.

Mong rằng những chia sẻ vừa rồi đã giúp bạn hiểu hơn về chủ đề bà bầu bị ho nên kiêng ăn gì. Nếu thấy có bất kỳ biểu hiện lạ xảy ra; mẹ bầu đừng ngần ngại hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn nhé!

Các bài viết của các chuyên gia chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: Hellobacsi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.