Các mẹ bầu thường thắc mắc, trong quá trình thai kỳ có được ăn ốc không bởi đây là món chị em gây nghiện, và rất được ưa chuộng khi thời tiết se lạnh.
Tại Việt Nam, ốc là món ăn vô cùng đa dạng và phổ biến. Những quán ốc bán đủ mọi chủng loại; nhiều cách chế biến như: Ốc nhồi, ốc hương sốt me, ốc len xào dừa… không khó để bắt gặp những quán ốc này ở khắp mọi vùng miền. Khi thời tiết se lạnh mà được nhâm nhi đĩa ốc luộc cùng đám bạn thì thật tuyệt vời
Ốc là một loại thực phẩm ít chất béo; giàu protein và rất giàu vitamin cùng khoáng chất cần thiết cho cơ thể như magie, selen; vitamin E và phốt pho. Bạn có thể mua ốc tươi về chế biến hoặc thưởng thức các món ốc thơm ngon ở ngoài quán với nhiều cách chế biến hấp dẫn, chẳng hạn như hấp; xào sả ớt, nướng muối… Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng về nồng độ cholesterol trong máu; hãy nói chuyện với bác sĩ vì chúng có nhiều cholesterol và có thể tăng nguy cơ tim mạch nếu ăn thường
Ốc là thứ quà dân giã làm say lòng rất nhiều người. Ốc luộc, xào hay hấp khi ăn kèm với nước chấm đặc trưng thì vô cùng tuyệt vời. Tuy ngon lành là thế nhưng vì lo ngại chuyện ăn ốc con sinh ra hay bị chảy nước dãi liên tục; chậm nói hoặc hay nóng trong người nên nhiều mẹ đành nhịn thèm.
Bà bầu có được ăn ốc không?
Quan điểm vừa rồi rõ ràng thiếu căn cứ, bởi cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ tài liệu nào khẳng định bà bầu không được ăn ốc trong thai kỳ. Vậy nên mẹ hoàn toàn có thể tiêu thụ loại thực phẩm này miễn là đừng vượt quá mức cần thiết. Để an tâm hơn; bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Nếu mẹ có tiền sử dị ứng hải sản có vỏ thì khả năng cao bạn cũng gặp vấn đề tương tự sau khi ăn ốc. Lúc này, cách tốt nhất là tránh thêm ốc vào thực đơn của mình mẹ nhé!
Lợi ích của việc ăn ốc
Nhiều người lầm tưởng ốc chỉ là thứ quà vặt ăn cho “vui miệng” chứ chẳng bổ béo gì. Thế nhưng, ốc lại là thực phẩm cung cấp nguồn dinh dưỡng quý giá không thua kém gì những loại hải sản khác. Xét về khía cạnh dinh dưỡng; bà bầu ăn ốc không những khỏa lấp cơn thèm ăn mà còn được bổ sung nhiều dưỡng chất cần có cho thai kỳ; điển hình là:
– Protein (chất đạm): Có lợi cho việc xây dựng và phát triển cơ thể thai nhi, cung cấp năng lượng cho mẹ bầu và tham gia hình thành kháng thể nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh.
– Sắt: Cần thiết để tạo ra hồng cầu mang oxy đến mọi ngóc ngách của cơ thể. Việc thiếu sắt dễ khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi; suy kiệt.
– Vitamin B12: Tham gia sản sinh hồng cầu, chuyển hóa thực phẩm tiêu thụ thành năng lượng để cơ thể sử dụng; đảm bảo hệ thần kinh hoạt động hiệu quả.
– Magie: Khoáng chất giúp điều hòa huyết áp; nhịp tim và thúc đẩy xương và răng chắc khỏe. Do đó, câu trả lời là câu hỏi bà bầu có được ăn ốc không là “Có” vì ốc giúp cung cấp magie.
– Selen: Tuy chỉ là vi chất cần bổ sung với lượng nhỏ nhưng selen đóng vai trò duy trì hệ miễn dịch ổn định; giảm nguy cơ mắc bệnh cho mẹ bầu.
– Axit béo omega-3: Dưỡng chất có tác động tích cực đến sự phát triển của thai nhi; bảo vệ ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
Ăn ốc duy trì cân nặng ổn định trong thai kỳ
Trên thực tế, ốc là một lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn duy trì cân nặng ổn định trong thai kỳ. Bởi mỗi 100 gram ốc chỉ cung cấp khoảng 90 calo. Khẩu phần như vậy cũng mang lại tầm 16 gram protein; thành phần này sẽ giúp mẹ thấy no lâu mà không phải nạp thêm calo rỗng (chẳng hạn như dùng thức ăn nhanh nhiều calo nhưng nghèo dinh dưỡng).
Điểm thú vị rằng phần lớn thịt ốc đều là protein “nạc” (nghĩa là thịt chứa ít chất béo nhưng hàm lượng đạm cao) nên sẽ giúp cơ thể giảm hấp thụ , đồng thời hỗ trợ kiểm soát cân nặng hiệu quả. Ngoài ra, ốc còn chứa hàm lượng carbohydrate (đường, bột) thấp nên mẹ có thể dùng mà không phải lo cân nặng sẽ tăng vọt.
Những lưu ý khi mẹ bầu ăn ốc
Bà bầu ăn ốc có được không còn tùy vào cách ăn mẹ nhé! Dù rằng ăn ốc ngon miệng nhưng nếu không cẩn thận mẹ sẽ dễ dàng rước họa vào thân. Để điều đó không xảy ra, bạn nên chú ý những vấn đề sau:
– Mẹ chỉ nên ăn ốc sau 3 tháng đầu thai kỳbởi giai đoạn này sản phụ hay bị ốm nghén nên rất nhạy cảm với những thực phẩm có mùi tanh.
– Tuyệt đối không ăn quá nhiều ốc sẽ dẫn đến tình trạng đầy hơi; khó tiêu. Mẹ đang lạnh bụng mà ăn ốc còn có thể bị tiêu chảy. Lời khuyên là mẹ chỉ nên ăn 1 – 2 lần/tuần mỗi lần không quá 200g ốc.
– Ngâm ốc trước khi chế biến để ốc nhả hết bùn, cát rồi xả nước nhiều lần và rửa sạch để tránh bị nhiễm ký sinh trùng.
– Loại bỏ phần ruột ốc vì bộ phận này thường nằm ở đuôi ốc nên có nhiều chất bẩn. Để đảm bảo an toàn; mẹ nên sơ chế từng con ốc (nếu là ốc lớn) rồi mới chế biến.
– Hạn chế việc ăn ốc ngoài hàng, tránh ăn ốc chưa chín kỹ.
– Mẹ hay gặp vấn đề về tiêu hóa như: đau dạ dày; rối loạn tiêu hóa nên kiêng hẳn loại thực phẩm này.
Nguy cơ tiềm ẩn từ các món ốc
Dù thơm ngon, bổ dưỡng nhưng trong ốc lại có rất nhiều ký sinh trùng sinh sống có thể gây bệnh cho con người; chẳng hạn như nhiễm giun lươn, sán lá gan (bao gồm sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn); sán lá ruột, sán máng…
Các bệnh ký sinh trùng từ ốc thường nhắm vào nhiều cơ quan như phổi; gan, mật, ruột; não và thận dẫn đến những đáp ứng miễn dịch quá mức, gây ung thư; suy nội tạng, vô sinh hay thậm chí là tử vong. Tỷ lệ mắc các bệnh giun; sán lây nhiễm từ ốc cao nhất ở các nước đang phát triển trong khu vực châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latin.
Các loài ốc là vật chủ trung gian trong chu kỳ sống của rất nhiều loại ký sinh trùng và chúng sống rất dai; chỉ bị tiêu diệt khi ở nhiệt độ cao trong thời gian dài. Do đó, trước khi chế biến; mọi người thường ngâm ốc trong nước gạo; nước chanh, giấm hay ớt hiểm để khiến ốc nhả hết những chất bẩn kèm theo một ít sinh vật sống ký sinh. Khi luộc, phải luộc sôi kỹ để tiêu diệt hết những ấu trùng giun sán còn trong ốc. Nếu không, bạn có thể bị sốt, ói mửa, tiêu chảy, phù tay chân, đau bụng…
Nguồn: Hellobacsi.com