Dinh Dưỡng, Dinh dưỡng cho bà bầu

Sắt đối với thai kì và những phương pháp bổ sung hợp lý

Sắt đối với thai kì và những điều cần biết
Mất:8 phút, 14 giây để đọc.

Sắt là một nguyên tố vi lượng hình thành nên huyết sắc tố của hồng cầu. Do đó, thiếu hụt sắt sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu cho cơ thể. Trong khi đó, ở giai đoạn mang thai, cơ thể người mẹ lại cần một lượng lớn các chất dinh dưỡng để sản xuất máu, nuôi dưỡng thai nhi. Do đó, đây cũng là giai đoạn thai phụ dễ bị thiếu hụt lượng chất này nhiều nhất. Thiếu Sắt, cả mẹ và bé sẽ gặp phải rất nhiều hệ lụy về sức khỏe. Tuy nhiên, vai trò cụ thể của sắt đối với thai kì như thế nào thì không phải ai cũng nắm rõ.

Vậy, thiếu sắt sẽ có tác động như thế nào đến sức khỏe của cả mẹ và bé? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Dấu hiệu nào cho biết mẹ bầu bị thiếu hụt Sắt khi mang thai? Có những cách nào để bổ sung sắt cho cơ thể? Nhu cầu sắt trong thai kì là bao nhiêu? Cần bổ sung bao nhiêu sắt thì vừa đủ? Loại sắt nào tốt nhất cho cơ thể mẹ bầu? Cùng đón đọc bài viết dưới đây, bạn sẽ thấy câu trả lời.

Vai trò của sắt đối với thai kì và sức khỏe của mẹ bầu

Vai trò của sắt đối với thai kì

Theo các chuyên gia y tế, cơ thể mỗi người đều rất cần sắt. Vì sắt chính là thành phần để tạo hemoglobin. Đây là một hợp chất được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu. Chúng có chức năng mang oxy nuôi mô và các cơ quan. Khi mang thai, cơ thể cần một lượng sắt nhiều hơn. Bởi lẽ, lúc này người mẹ cần nuôi cả thai nhi và cơ thể của chính mình. Vì thế, nhu cầu bổ sung sắt sẽ cao hơn so với người bình thường để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.

Vai trò của sắt với thai kì và sức khỏe của mẹ bầu

Thiếu sắt nguy hiểm như thế nào?

Nếu cơ thể không bổ sung đầy đủ sắt sẽ dẫn đến thiếu máu. Đây là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai. Theo thống kê, nửa triệu phụ nữ mang thai trên thế giới đều bị thiếu sắt. Thiếu sắt sẽ gây ra nhiều tình trạng nguy hiểm, chẳng hạn như:

  • Giai đoạn thai kỳ thứ nhất và thứ 2, nếu mẹ bầu bị thiếu sắt có thể dẫn đến sinh non với tỉ lệ cao gấp 2 lần. Tỉ lệ trẻ nhẹ cân có nguy cơ gấp 3 lần.
  • Mẹ bầu sẽ gặp các phải các vấn đề về sức khỏe. Ví dụ như mệt mỏi, chán ăn, ngủ không ngon, người không có sức.
  • Thai nhi phát triển không bình thường.
  • Thai nhi bị thiếu máu, tình trạng sức khỏe yếu kém.
  • Mẹ bầu bị thiếu sắt có thể bị nhiễm trùng hậu sản, băng huyết, cơ thể suy nhược.
  • Bào thai bị suy dinh dưỡng, sinh non, nhẹ cân, trí tuệ, thể lực kém.

Từ những thông tin trên có thể thấy, sắt đối với thai kì là rất quan trọng. Vì thế, mẹ bầu cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng để đảm bảo bổ sung đầy đủ sắt nuôi cơ thể và giúp thai nhi phát triển toàn diện.

Nguyên nhân và dấu hiệu của việc thiếu sắt ở bà bầu

Khi mang thai, dù đã đặc biệt chú ý đến ăn uống hơn nhưng vẫn có nhiều mẹ bầu bị thiếu sắt. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này? Và dấu hiệu nhận biết như thế nào?

Nguyên nhân và dấu hiệu của việc thiếu sắt ở bà bầu

Nguyên nhân thiếu hụt sắt ở mẹ bầu

  • Cơ thể mẹ bầu cần nuôi thêm một cơ thể khác. Vì thế nhu cầu về sắt tăng lên là điều dễ hiểu. Khi có bầu, nồng độ huyết sắc tố trong cơ thể sẽ bị giảm, bị pha loãng dẫn đến thiếu máu.
  • Chế độ ăn uống của bà bầu thiếu sắt, hoặc bà bầu ăn kiêng nên bị thiếu sắt.
  • Trước thai kỳ bà bầu bị thiếu máu, quá nhẹ cân. Đồng thời, bị nghén quá nặng cũng là nguyên nhân gây thiếu sắt.
  • Một số tình trạng như dọa sảy thai, xuất huyết cũng là nguyên nhân thiếu sắt ở bà bầu.
  • Thiếu sắt cũng có thể do mang đa thai.
  • Thời gian mang thai quá gần so với lần sảy thai trước đó.

Dấu hiệu của việc thiếu sắt đối với thai kì

Khi mẹ bầu bị thiếu sắt sẽ có những biểu hiện rõ ràng, cụ thể. Chẳng hạn như:

  • Da mặt bị tái xanh, người mệt mỏi bất thường, nhất là khi về chiều.
  • Khả năng chịu đựng kém hơn bình thường.
  • Luôn cảm thấy khó chịu, bực tức trong người.
  • Cơ thể dễ nhiễm bệnh.
  • Thường xuyên cảm thấy khó thở.
  • Tình trạng hoa mắt, chóng mặt xảy ra thường xuyên hơn, thậm chí có người bị ngất.
  • Niêm mạc mắt mẹ bầu nhợt nhạt nếu thiếu sắt, biểu hiện này không dễ nhận biết, nếu nhận biết được thì tình trạng thiếu sắt đã ở mức độ nặng.
  • Thích ăn những thứ lạ như: phấn, cát, đất sét.

Nhu cầu sắt mỗi ngày đối với bà bầu là bao nhiêu?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng sắt cần thiết trong 1 ngày cho mẹ bầu là:

  • Trước khi mang thai: 15mg
  • Khi mang thai: 30mg

Nhu cầu sắt mỗi ngày đối với bà bầu

 

Loại sắt nào phù hợp với mẹ bầu?

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, phụ nữ mang thai có thể bổ sung sắt bằng nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ như: bổ sung thực phẩm giàu sắt, sử dụng viên sắt mỗi ngày. Có 2 loại viên uống sắt bà bầu có thể bổ sung như:

  • Sắt vô cơ: Còn gọi là sulfate. Loại này dễ gây lắng đọng làm tổn thương đến đường tiêu hóa
  • Sắt hữu cơ: Còn có tên khác là sắt fumarate và sắt gluconate,… Loại sắt này dễ hấp thu và ít gây táo bón.

Ngoài ra, sản phẩm bổ sung sắt cũng được bào chế ở nhiều dạng khác nhau như dạng nước, nước viên. Trong đó:

  • Sắt dạng nước: Dễ uống, nhưng vị tanh khá rõ. Vì vậy, nhiều mẹ bầu sẽ khó uống dù đã được cố che dấu bằng vị ngọt.
  • Sắt dạng viên: So với dạng dung dịch thì sắt dạng viên khó nuốt hơn. Tuy nhiên nó phù hợp với nhiều đối tượng mẹ bầu hơn. Hơn nữa, khả năng hấp thụ của loại sắt này cũng rất tốt.

Từ đó có thể thấy, sắt tốt nhất, có nhiều ưu điểm nhất cho mẹ bầu đó là sắt hữu cơ dạng viên. Đây là loại sắt vừa dễ hấp thu, ít tác dụng phụ lại phù hợp cho mọi đối tượng. Đặc biệt, nếu mẹ bầu lựa chọn sản phẩm sắt có kết hợp với các thành phần vitamin, khoáng chất, omega-3 thì sẽ mang lại tác dụng rất lớn, cung cấp đầy đủ dưỡng chất.

Phương pháp bổ sung sắt đối với thai kì

Sắt cho bà bầu vô cùng quan trọng. Chính vì thế việc bổ sung chất này cho bà bầu là rất cần thiết. Bổ sung sắt cho bà bầu có thể thực hiện bằng nhiều hình thức. Ví dụ như: qua chế độ ăn, tăng cường thực phẩm giàu chất sắt.

Bổ sung sắt qua chế độ ăn hàng ngày

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, thực phẩm luôn là nguồn bổ sung sắt dồi dào. Có nhiều loại thực phẩm giàu sắt, tốt cho mẹ bầu và có thể bổ sung hàng ngày như: nội tạng động vật, thịt đỏ, thịt gia cầm, lòng đỏ trứng, các loại đậu, ngũ cốc, cải xanh, bí ngô, các loại trái cây khô,… Tuy nhiên, nguồn sắt từ các thực phẩm động vật nhiều hơn so với các thực vật. Cơ thể có thể hấp thụ 10 – 15% sắt trong động vật và 5 – 10% trong thực vật. Như vậy, muốn đủ sắt thì việc ăn thực phẩm không đảm bảo nhu cầu.

Bổ sung sắt qua chế độ ăn hàng ngày

Ngoài bổ sung sắt, việc tạo máu muốn tốt hơn cần bổ sung folate và acid folic. Các chất này có trong nước trái cây, các loại rau có màu xanh đậm, chuối, các loại đậu, bánh mì, ngũ cốc, vitamin B12.

Bổ sung sắt thông qua các viên uống chức năng

Hàm lượng sắt trong thực phẩm không đủ. Đó là chưa kể nó sẽ bị giảm đi hàm lượng đáng kể thông qua chế biến. Khi nhu cầu sắt của mẹ bầu là 30mg mỗi ngày thì thông qua việc ăn uống chỉ có thể cung cấp 10mg. Như vậy việc đảm bảo bổ sung đủ sắt là không thực hiện được.

Chính vì thế, việc uống bổ sung các loại viên uống chức năng là điều cần thiết. Điều này có thể cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho bà bầu. Đồng thời, chúng cũng thường dễ hấp thụ hơn. Các thành phần có trong các viên uống này cũng có hàm lượng các dưỡng chất cao, bao gồm cả những vi chất khác như acid folic, Omega-3. Vì vậy, chúng hoàn toàn có thể đáp ứng đủ nhu cầu về sắt, các dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho thai nhi và chính mình.

Bổ sung sắt thông qua các viên uống chức năng

Kết luận

Trên đây là một số thông tin cơ bản về vai trò của sắt đối với thai kì. Đồng thời, bài viết cung cấp những kiến thức về sức khỏe và cách bổ sung sắt sao cho hợp lý nhất. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!

Nguồn: Preiq.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.