Ẩm thực và sức khỏe

Tác dụng thần kì của vảy cá mà ít ai biết đến

Tác dụng thần kì của vảy cá
Mất:4 phút, 50 giây để đọc.

Cá luôn là loại thực phẩm phổ biến hàng ngày trong các bữa ăn. Cá có hàm lượng chất dinh dưỡng cao và một số chất khoáng có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, có rất nhiều cách thức chế biến để có một món ăn ngon từ cá. Chính vì vậy, cá luôn được các nhà nội trợ trên khắp thế giới yêu thích. Nhưng ít ai biết rằng một bộ phận ở trên cá thường được bỏ đi lại có tác dụng rất thần kì đối với sức khỏe của con người, đó là vảy cá.

Các nhà khoa học đã phân tích các thành phần có trong vảy cá và tìm thấy trong đó có khá nhiều nguyên tố vi lượng và các chất dinh dưỡng. Tiêu biểu nhất là lecithin, có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa của tế bào não và có khả năng nâng cao trí nhớ của não bộ.

Các nguyên tố có ích trong vảy cá

Các nguyên tố có ích trong vảy cá chép và cá diếc

Các nhà dinh dưỡng học cho biết trong vảy cá có chứa rất nhiều chất lecithin, có tác dụng tăng cường sức nhớ của bộ não và kéo dài sự suy lão của tế bào não.

Đồng thời còn có rất nhiều loại axít béo không bão hòa, làm giảm cholesterol trầm tích ở thành huyết quản gây nên hẹp đường ống mạch máu, giữ cho tuần hoàn huyết dịch thông thoát, lại có tác dụng tốt trong việc đề phòng những bệnh như: bệnh mạch vành của tim, tắc mạch máu não, cao huyết áp, chảy máu não… Trong vảy cá còn có chứa rất nhiều các loại nguyên tố vi lượng phong phú, đặc biệt là hàm lượng canxi và phốt pho cao, có thể đề phòng được bệnh còi xương của trẻ em và bệnh loãng xương ở người già.

Trong các bộ sách có giá trị về y dược của Trung Quốc từ thời cổ xưa đã từng nêu ra giá trị dược dụng của vảy cá, như lấy các vảy cá chép, cá giếc ninh hầm thành keo đông đặc để điều trị rất có hiệu quả đối với các chứng bệnh đổ máu mũi, đỏ máu chân răng, bệnh tử điến (bệnh tử điến là bệnh xuất huyết ở da và niêm mạc, da có vết màu tím thường thấy nhiều ở trẻ em và phụ nữ).

Nguồn gốc của việc sử dụng vảy cá chép và cá diếc

Trong vảy cá còn có chứa rất nhiều các loại nguyên tố vi lượng phong phú, đặc biệt là hàm lượng canxi và phốt pho cao, có thể đề phòng được bệnh còi xương của trẻ em và bệnh loãng xương ở người già.

Trong các bộ sách có giá trị về y dược của Trung Quốc từ thời cổ xưa đã từng nêu ra giá trị dược dụng của vảy cá, như lấy các vảy cá chép, cá diếc ninh hầm thành keo đông đặc để điều trị rất có hiệu quả đối với các chứng bệnh đổ máu mũi, đỏ máu chân răng, bệnh tử điến (bệnh tử điến là bệnh xuất huyết ở da và niêm mạc, da có vết màu tím thường thấy nhiều ở trẻ em và phụ nữ).

Các nhà miễn dịch học của Mỹ chiết từ vảy của cá ra chất lekin cấy vào trong cơ thể những con chuột bị ung thư thì thấy các tế bào ung thư trong cơ thể những con chuột này bị tiêu biến.

Do trong vảy cá có nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng bảo vệ sức khỏe con người, nên ở một số nước trên thế giới đã dấy lên phong trào rầm rộ “điều trị bệnh bằng cách ăn vảy cá”.

Phương pháp chiết xuất protamine từ vảy cá

Mỹ và Trung Quốc người ta còn “chiết xuất” từ vảy cá ra protamine

Ở một số nước như Mỹ và Trung Quốc người ta còn “chiết xuất” từ vảy cá ra protamine. Phương pháp chiết như sau:

Trước hết rửa sạch, cạo vảy, lại dùng nước tẩy rửa trắng vảy, xong để cho khô ráo. Lấy 500g vảy và 800g nước cho vào nồi áp suất, rồi cho lượng dấm vừa phải vào để khử mùi tanh, xong đun to lửa trong 10 phút, sau đó chuyển sang đun nhỏ lửa 20 phút.

Mở nắp nồi vớt ra được những mảnh vảy co cuộn lại. Nước nấu đó đổ trong dụng cụ chứa; để lạnh sẽ đông đặc thành dạng keo protamine. Dùng cao này làm nguyên liệu theo thói quen ăn uống của mỗi người; có thể chế biến món canh hoặc thức ăn nguội.

Nếu muốn nấu canh thì có thể cho thêm mấy lát gừng, chút rượu, muối gia vị, hành, keo protamine… xong nấu lại là được. Nếu dùng làm thức ăn nguội thì có thể dùng đường trắng hoặc đường phèn, hoa quế hoặc tương vừng; dầu vừng để làm tá liệu. Cho vào trong keo protamine, sau khi khuấy trộn đều là ăn được.

Một số bài thuốc từ vảy cá

Cháo ngư lân giao: bổ hư, tiêu sưng, thông máu tan u. Dùng thích hợp với người bị u tử cung: vảy cá rô phi và vảy cá chép vừa đủ; gạo nếp 100g, đường đỏ 15g.

Đầu tiên hơ vảy trên lửa thành keo, chuẩn bị sẵn, gạo nếp vo sạch cho vào nồi. Cho nước sạch vào nấu thành cháo loãng. Cho thêm 30g keo vảy, vừa nấu vừa quấy đều rồi cho đường đỏ vào. Ăn nóng ngày hai bữa sáng và tối. Chú ý, người tỳ vị hư nhược không nên ăn nhiều.

Cao vảy cá diếc: bổ hư, khỏi xuất huyết: vảy cá diếc, đổ nước ăn, nấu thành cao. Mỗi lần 30g, dùng rượu nóng; quấy đều để uống.

Nguồn: chiecthiavang.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.