Thực đơn mỗi ngày

Thực đơn 7 ngày dành riêng cho gia đình miền Bắc

Thực đơn gia đình người Bắc
Mất:3 phút, 52 giây để đọc.

Người miền Bắc có cách nêm nếm gia vị đặc biệt và khác hẳn với người miền Trung và miền Nam. Hầu hết các món ăn của người miền Bắc thì có mùi vị khá thanh tao, có độ nồng và cay vừa phải cũng như luôn đề cao độ tươi của thực phẩm lên hàng đầu. Vì thế hôm nay GRF sẽ gửi đến thực đơn 7 ngày chuẩn vị miền Bắc để bạn có thể tham khảo thêm.

Thông thường thì người miền Bắc không thích những đồ ăn quá cay, béo hay ngọt như một số vùng miền khác. Chủ yếu sử dụng những nước nước mắm loãng, mắm tôm, nhiều món rau… Cơ bản, ẩm thực miền Bắc ảnh hưởng khá nhiều từ nền nông nghiệp lúa nước của ông cha ta ngày xưa nên thường xuyên sử dụng nguyên liệu chính là từ gạo, nếp, thịt, cá…

Cách xử lý và chế biến món ăn rất cầu kỳ của gia đình miền Bắc

Cũng giống như nếp sinh hoạt, ẩm thực của miền Bắc đề cao sự khéo léo và cầu thủ trong khâu chế biến. Nhất là vào những dịp lễ tết càng thể hiện chi tiết với những hình ảnh “mâm cao cỗ đầy”. Ẩm thực miền Bắc nổi bật nhờ có ẩm thực đa dạng như núi rừng Hà Giang, ốc đồng, bưởi Đoan Hùng, thịt chua Thanh Sơn, thịt chó Việt Trì, cá thu kho nước chè tươi, rượu ngán Hạ Long, Rượu nếp ngâm Hoành Bồ, sá sùng…

Cách xử lý món ăn rất tinh tế

Nguyên liệu của ẩm thực miền Bắc yêu cầu phải tươi sống

Hà Nội được xem là cái nôi của ẩm thực miền Bắc. Đồng thời cũng là nơi giao thoa và hội tụ từ những ẩm thực của miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Người Hà Nội vẫn tự hào về việc có những món ngon như phở, bún chả cá, bún ốc, bún thang, mắm tôm…

Sau đây là  thực đơn mỗi ngày cho những món ẩm thực miền Bắc mà bạn hoàn toàn có thể tham khảo:

Thực đơn cho ngày thứ 1

  • Trứng cút om nấm
  • Sườn xào chua ngọt
  • Canh bầu nấu ngao
  • Món ăn tráng miệng: Bưởi

Thực đơn cho ngày thứ 2

  • Canh nấm nấu thịt viên
  • Thịt bò xào mau muống
  • Giá đỗ xào đậu thịt
  • Món ăn tráng miệng: NhãnThực đơn cho ngày thứ 2 ngon miệng

Thực đơn cho ngày thứ 3

  • Thịt luộc
  • Đậu phụ hấp trứng
  • Canh rau mồng tơi nấu mướp
  • Món ăn tráng miệng: Táo

Thực đơn cho ngày thứ 4

  • Bí nhồi thịt hấp
  • Canh cá nấu măng
  • Thịt heo xào ngô ngọt
  • Món ăn tráng miệng: Nho

Thực đơn cho ngày thứ 5

  • Thịt heo quay kho trứng
  • Canh dưa chua nấu Tép
  • Gan xào cần tỏi
  • Món ăn tráng miệng: Thanh long

Thực đơn cho ngày thứ 6

  • Gà rán cay
  • Mực xào rau củ
  • Chè bobochacha
  • Canh ốc chuối đậu
  • Món ăn tráng miệng: Lê

Thực đơn cho ngày thứ 7

  • Gỏi tôm mực kiểu thái
  • Chân giò hầm
  • Trứng cuộn rau củ
  • Canh cà chua nấu thịt băm

Thực đơn cho ngày thứ 7

Một cách bảo quản đồ ăn để luôn giữ được độ tươi

Đối với thực phẩm khô như gạo, mì gói, phở khô: nên bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Chỉ mua đủ lượng dùng cho gia đình sẽ giúp các thực phẩm luôn ở trạng thái ngon nhất khi sử dụng.

Đối với thực phẩm tươi thịt, cá, hải sản: nên bảo quản trong ngăn lạnh ở nhiệt độ thích hợp. Nếu mua ở siêu thị, có thể giữ nguyên bao bì, sau đó bảo quản thực phẩm ở ngăn đông lạnh. Nếu mua các loại thực phẩm tươi sống này ở chợ thì cần rửa kỹ dưới vòi nước trước khi bảo quản trong tủ lạnh. 

Ngoài ra, các loại cá, hải sản tươi nên cho vào túi zip bảo quản thực phẩm hoặc hộp nhựa, để tránh ảnh hưởng mùi sang các thực phẩm khác, và nên dán nhãn để ưu tiên sử dụng những thực phẩm đã lưu trữ dài ngày hơn.

Đối với các loại rau: không nên rửa các loại rau có lá trước khi bảo quản trong tủ lạnh. Nên nhặt bớt các lá sâu và hư, cho vào túi zip bảo quản thực phẩm. Các loại rau củ nặng hơn như cà rốt, bắp cải, bông cải xanh nên để xuống dưới và các loại rau ăn lá để lên trên để tránh dập, nát lá rau trong quá trình lưu trữ.

Nguồn: blog.btaskee.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.