Dinh Dưỡng, Dinh Dưỡng cho người bệnh

Chia sẻ chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tăng nhãn áp

Chia sẻ chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tăng nhãn áp
Mất:9 phút, 10 giây để đọc.

Người bệnh tăng nhãn áp thường không có chế độ ăn uống khoa học; nên ăn gì và tránh ăn gì là câu hỏi mà người bệnh thường quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kiến thức về chế độ dinh dưỡng để có chế độ ăn uống khoa học nhất.

Chế độ dinh dưỡng hằng ngày có vai trò quan trọng đối với sức khỏe mỗi người và đôi mắt nói riêng. Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp đôi mắt sáng khỏe và ngược lại thực phẩm không tốt sẽ làm thị lực của bạn mờ đi và khiến các triệu chứng của nhãn áp giảm đi đáng kể.

Những chất dinh dưỡng trong thực phẩm trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và đôi mắt nói riêng. Một chế độ ăn lành mạnh với nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có thể giúp đôi mắt luôn khỏe mạnh, điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với người bệnh tăng nhãn áp.

Thực phẩm nên ăn

Thực phẩm nên ăn

Cá ngừ

Bổ sung axit béo omega-3 sẽ giúp duy trì đôi mắt khỏe mạnh. Các nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều cá; đặc biệt là các loại cá giàu omega-3 (như cá ngừ, cá hồi…) sẽ giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh về mắt.

Trái cây, rau đậm màu

Trong trái cây và rau củ có màu xanh, vàng; cam, đỏ có chứa lượng lớn Alpha lipoic acid, Lutein, Zeaxanthin – 3 chất chống oxy hóa; chống lão hóa có khả năng loại bỏ các gốc tự do, giúp bảo vệ dây thần kinh thị giác khi nhãn áp tăng cao. Do vậy; người bệnh nên bổ sung trái cây và rau củ vào các bữa ăn hàng ngày, một số loại bạn nên chọn là: cải xoăn, rau cần tây; súp lơ xanh, rau diếp, đậu xanh; bí ngô, bắp cải, bí đao; ngô, ớt chuông, dưa leo,…

Thực phẩm giàu vitamin, omega 3

Những người thiếu hụt vitamin C, E, A; D, omega 3 có tỷ lệ mắc và tiến triển bệnh tăng nhãn áp cao hơn hẳn nhóm người còn lại. Chính vì vậy, bổ sung thực phẩm giàu các dưỡng chất này có khả năng giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh và phòng tránh mù lòa. Các thực phẩm giàu vitamin C; E, A, D, omega 3 bạn có thể tham khảo là: cam; chanh, bưởi, dứa, bơ, dâu tây, kiwi, táo, ổi; cà chua, lòng đỏ trừng, hạnh nhân, hạt điều, vừng; cà rốt, đu đủ, cá ngừ, cá hồi, cua, tôm; ghẹ, hàu, sữa chua…

Quả việt quất

Những viên đá quý màu tím này rất giàu anthocyanin – chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ thị lực. Quả việt quất cũng cải thiện thị lực ở những người mắc bệnh tăng nhãn áp căng thẳng bình thường – một dạng bệnh gây tổn thương thần kinh thị giác.

Ngoài việt quất, các loại thực phẩm màu đỏ sẫm; xanh và tím khác như phúc bồn tử, nho và nho đỏ cũng là nguồn anthocyanin dồi dào.

Sô cô la đen

Nếu bạn cần một lý do để thưởng thức một miếng sô cô la đen, thì đó là những người trưởng thành ăn một thanh sô cô la đen đã nhận thấy rõ sự cải thiện về thị giác. Nguyên nhân có lẽ là do sô cô la đen làm tăng lưu lượng máu. Các flavonoid có trong sô cô la đen giúp cải thiện thị lực ở những người mắc bệnh tăng nhãn áp cũng như giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Song bạn lưu ý chỉ nên ăn sô cô la đen ở mức độ vừa phải nếu không muốn gặp phải các vấn đề sức khỏe khác.

Rau chân vịt

Rau chân vịt (cải bó xôi) và các loại rau lá xanh đậm như cải xoăn và rau xanh collard chứa hai chất chống oxy hóa – lutein và zeaxanthin – vốn được lưu trữ trong hoàng điểm của mắt; giúp che chắn mắt khỏi tác hại của ánh sáng. Lutein đặc biệt giỏi trong việc lọc ánh sáng xanh, phát ra từ màn hình điện thoại và máy tính của bạn. Hai chất chống oxy hóa này cũng giúp duy trì lưu lượng máu dồi dào đến mắt.

Rau chân vịt

Trứng

Lòng đỏ trứng chứa đầy các chất chống oxy hóa bảo vệ mắt: lutein và zeaxanthin; vốn có nhiều trong các loại rau lá xanh. Một nghiên cứu cho thấy ăn một quả trứng mỗi ngày trong 5 tuần đã tăng mức độ lutein lên 26% và mức zeaxanthin lên 38%. Lòng đỏ trứng cũng là nguồn vitamin D phong phú; hữu ích cho người bệnh tăng nhãn áp.

Hàu

Hàu là một trong những nguồn cung cấp kẽm dồi dào mà một đôi mắt sáng khỏe cần có. Kẽm giúp vitamin A tạo ra melanin – một sắc tố bảo vệ đôi mắt của bạn. Thiếu kẽm có thể gây ra tình trạng tầm nhìn ban đêm kém; quáng gà cũng như đục thủy tinh thể.

Kẽm tốt cho người bệnh tăng nhãn áp là vậy; nhưng bạn không nên nạp nhiều hơn liều khuyến cáo – 8 miligam mỗi ngày đối với phụ nữ và 11 miligam mỗi ngày đối với nam giới. Ngoài hàu, bạn có thể bổ sung kẽm từ thịt bò; động vật có vỏ (nghêu, sò, ốc…) và ngũ cốc.

Trà nóng

Theo một nghiên cứu, 74% người uống trà nóng mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp thấp hơn 74% so với những người không uống. Các nhà nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ tương tự giữa bệnh tăng nhãn áp và các loại đồ uống được tiêu thụ phổ biến khác (chẳng hạn như cà phê; trà đá và nước ngọt). Một vài tách trà nóng mỗi ngày cung cấp nguồn dưỡng chất giàu oxy hóa chống bệnh tật rất tốt.

Cam

Vitamin C thực sự nên được gọi là “Vitamin See”. Giống như các chất chống oxy hóa khác, nó giúp ngăn ngừa tổn thương gốc tự do, làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Nó cũng giúp xây dựng collagen – “nguyên liệu” chính của giác mạc.

Bạn có thể nhận được lượng C dồi dào từ dâu tây; ớt chuông đỏ và tất cả các loại trái cây có múi. Tuy nhiên, cam là tuyệt vời hơn cả. Một nghiên cứu ở người lớn 49 tuổi trở lên cho thấy; những người ăn ít nhất một quả cam mỗi ngày có nguy cơ thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi thấp hơn 61% so với những ai không ăn.

Cà rốt

Danh sách thực phẩm tốt cho người bệnh tăng nhãn áp không thể thiếu cà rốt. Beta-carotene trong cà rốt giúp chống lại thiệt hại gốc tự do gây bệnh. Ăn số lượng cà rốt vừa đủ có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.

Bên cạnh cà rốt, beta-carotene còn được tìm thấy trong các loại trái cây và rau có màu vàng; cam và đỏ như khoai lang, dưa hấu… cũng như các loại rau lá xanh đậm như cải xoăn; bông cải xanh…

Hạt hoa hướng dương

Đây là nguồn vitamin E và chất chống oxy hóa cực kỳ quý giá. Các thực phẩm khác chứa nguồn dinh dưỡng tương tự là hạnh nhân, quả phỉ và bơ đậu phộng.

Thực phẩm cần tránh

Thực phẩm cần tránh

Thực phẩm giàu chất béo

Chất béo trans; chất béo dạng trans hay axit béo dạng trans là một loại chất béo được hình thành bằng phương pháp hydro hóa dầu ăn. Nó là tác nhân làm hỏng các mạch máu trong cơ thể chúng ta; bao gồm cả mắt. Tất cả mọi thứ chúng ta nhìn thấy, được truyền đến não thông qua dây thần kinh thị giác. Tiêu thụ một chế độ ăn nhiều chất béo trans có thể dẫn đến tổn thương thần kinh thị giác.

Bạn nên tránh các thực phẩm chế biến sẵn như bánh cookies; khoai tây chiên, quẩy nóng, gà rán, thịt rán… Khi mua sắm, hãy tìm dòng chữ “dầu hydro hóa một phần” trong thành phần để phát hiện ra thực phẩm có chất béo trans cao.

Các chất gây dị ứng thực phẩm

Nếu bị dị ứng thực phẩm; bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp cao hơn. Do đó, hãy trao đổi với bác sĩ để tìm ra danh sách thực phẩm gây ra phản ứng dị ứng. Thông thường; các thực phẩm gây dị ứng bao gồm đậu nành, đậu phộng; sữa bò, lúa mì và ngô.

Chất béo bão hòa

Thực phẩm giàu chất béo bão hòa cũng nên có mặt trong danh sách cấm của người bệnh tăng nhãn áp. Chúng không chỉ làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh mà còn gây tăng cân. Một nghiên cứu về tác động của chỉ số khối cơ thể lên áp lực nội nhãn cho thấy; béo phì có liên quan đến nguy cơ tăng IOP (áp lực nội nhãn).

Thực phẩm có chứa chất béo bão hòa bao gồm các loại thịt đỏ như thịt bò; thịt lợn, thịt dê, thịt cừu. Việc sử dụng quá nhiều mỡ lợn, dầu ăn động vật hoặc bơ cũng nên được hạn chế. Thay vào đó, hãy cố gắng dùng dầu ô liu khi chế biến thức ăn.

Cà phê

Cà phê được xem là “tiếng chuông báo thức” của người dân Việt; nhưng nếu bị tăng nhãn áp hoặc có khả năng mắc căn bệnh tăng này, bạn cần phải cắt giảm lượng cà phê mình uống mỗi ngày.

Cà phê đã được chứng minh làm tăng IOP; dẫn đến tổn thương thần kinh thị giác. Bạn có thể thay thế cà phê bằng một số loại đồ uống ấm như trà xanh, mật ong… Chúng là những lựa chọn tốt cho sức khỏe nhờ chứa đầy chất chống oxy hóa. Chúng cũng làm giảm cholesterol và huyết áp – hai yếu tố được biết đến làm tổn thương thần kinh thị giác.

Carbohydrate xấu

Carbonhydrate xấu (có trong bánh mì trắng; cơm trắng, mì, bún, phở…) làm tăng nồng độ insulin của cơ thể. Khi bạn bị tăng nhãn áp, nồng độ insulin cao sẽ làm tăng IOP và huyết áp; khiến các triệu chứng của bệnh thêm trầm trọng.

Vậy bạn nên làm gì? Có cần thiết phải ngừng tiêu thụ carbohydrate? Câu trả lời là không. Bạn cần loại bỏ carbohydrate xấu; đồng thời tìm kiếm nguồn carbohydrate tốt. Các loại thực phẩm chứa carbohydrate tốt là khoai tây, bột yến mạch, ngũ cốc nguyên cám, trái cây, các loại đậu, các loại hạt…

Nguồn: Hellobacsi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.