Dinh Dưỡng, Dinh dưỡng cho bé

Kinh nghiệm cho trẻ ăn dặm dễ dàng mẹ nên biết

Kinh nghiệm cho trẻ ăn dặm dễ dàng mẹ nên biết
Mất:6 phút, 38 giây để đọc.

Giai đoạn lúc bé mới bắt đầu ăn dặm là một bước thay đổi và phát triển mới mà còn là một sự trải nghiệm không thể nào quên đối với mẹ. Sự tâm huyết của mẹ ở giai đoạn này sẽ giúp bé trở nên dễ dàng hơn trong các cuộc làm quen với các loại thức ăn mới ngoài sữa. Ngoài ra giúp bé có thể hấp thu đủ các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu của mình. Để hành trình ăn dặm của bé thành công, mẹ nên tham khảo bí quyết cho trẻ ăn dặm nhé!

Sự quan trọng của việc cho trẻ ăn dặm đúng cách

Sự quan trọng của việc cho trẻ ăn dặm đúng cách

Từ 6 tháng tuổi trở đi, sữa mẹ không thể đáp ứng đủ các dinh dưỡng cho trẻ; trong đó có nhu cầu năng lượng, sắt,  vitamin A. Sau 6 tháng , lượng dinh dưỡng trọng sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu của bé; và sự thiếu hụt dinh dưỡng này các mẹ phải bổ sung từ các nguồn thức ăn bổ sung khác.

Sữa mẹ chỉ cung cấp đủ vitamin A cho trẻ trong 6 tháng sau sinh; còn thời gian sau đó, nhu cầu sẽ tăng lên và bé nếu chỉ bú mẹ; trẻ sẽ bị thiếu vitamin A.

Ở lứa tuổi từ khi sinh đến 2 tuổi, trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao nhất. Dưới 6 tháng tuổi, bộ máy tiêu hoá của trẻ chỉ quen với chế độ ăn hoàn toàn lỏng là sữa mẹ. Nhưng bé sẽ phải được ăn dặm từ tháng thứ 6; chuyển từ chế độ ăn lỏng sang ăn đặc và cứng dần. Do vậy, khi cho trẻ ăm dặm, đầu tiên, chỉ nên cho bé ăn cháo, bột nấu loãng.

Tuy nhiên, cho trẻ ăn bổ sung không có nghĩa là thôi bú mẹ. Các thức ăn hoặc nước uống thêm chỉ có chức năng bổ sung chứ không chso chức năng thay thế sữa mẹ. Các bà mẹ cần lưu ý, những thức ăn bổ sung này phải là những thực phẩm tốt, an toàn và tươi ngon.

3 bí quyết cho trẻ ăn dặm đúng cách

Cho bé ăn dặm đúng thời điểm

3 bí quyết cho trẻ ăn dặm đúng cách

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mẹ chỉ nên bắt đầu cho bé ăn dặm từ khi được tròn 6 tháng tuổi; vì lúc này hệ tiêu hóa của bé lúc này mới phát triển tương đối hoàn chỉnh; để có thể hấp thu những thực phẩm đặc; và phức tạp hơn sữa mẹ hoặc sữa công thức. Vì vậy, mẹ đừng vội cho bé ăn dặm quá sớm mà hãy cho bé thời gian phát triển hệ tiêu hóa cũng như khả năng phản xạ nhai, nuốt.

Đôi khi các mẹ không thực sự quan tâm lắm đến thời điểm thích hợp nhất để cho trẻ ăn dặm là khi nào. Thời điểm thông thường cho trẻ ăn bổ sung là ngoài 6 tháng tuổi, lý do vì:

– Khi trẻ đã lớn (ngoài 6 tháng) thì sữa mẹ không còn cung cấp đủ năng lượng cho trẻ nên ngoài việc tiếp tục bú mẹ, trẻ cần ăn bổ sung để bù đắp phần thiếu hụt này.

– Cho trẻ ăn bổ sung sớm hay muộn đều không tốt vì:

Ăn dặm quá sớm: Trẻ sẽ bỏ bú hoặc bú ít đi, bỏ phí nguồn dinh dưỡng và kháng thể tốt nhất, làm nguồn sữa mẹ giảm bài tiết. Trẻ ăn dặm quá sớm khi hệ tiêu hóa chưa ổn định dễ bị rối loạn tiêu hóa.

Ăn dặm quá muộn: Sữa mẹ không cũng cấp đủ năng lượng dẫn đến nguy cơ bị suy dinh dưỡng.

Cho bé ăn dặm theo nguyên tắc về vị và lượng

Trong 6 tháng đầu đời, bé chỉ biết đến loại thức ăn duy nhất là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Do đó, ở giai đoạn đầu của hành trình ăn dặm, hệ tiêu hóa của bé còn khá non nớt. Để giúp bé thích nghi dần với thức ăn thô và hấp thu tốt hơn, mẹ hãy cách áp dụng các nguyên tắc về vị và lượng như sau:

  • Từ vị ngọt đến vị mặn: Trong 6 tháng đầu đời, bé chỉ biết loại thức ăn duy nhất là sữa mẹ. Do đó, những ngày đầu bé ăn dặm, mẹ nên dành thời gian cho bộ máy tiêu hóa của bé thích nghi dần; bằng cách cho bé ăn dặm từ các món có vị ngọt trước nhé; chẳng hạn như bột ngọt có vị sữa; bé sẽ dễ đón nhận món mới hơn nhờ có hương vị sữa quen thuộc. Sau đó, mẹ có thể cho bé chuyển sang các loại bột có vị mặn như thịt, cá…
  • Từ loãng đến đặc: Để dạ dày bé làm quen với thức ăn thô; mẹ hãy bắt đầu cho bé ăn dặm với bột loãng và dần dần tăng độ đặc lên; theo khả năng thích ứng của bé.
  • Từ ít đến nhiều: Mẹ có thể bắt đầu giai đoạn ăn dặm bằng 1 đến 2 muỗng bột loãng; sau đó tăng lên 1/3 chén, rồi đến nửa chén… Cách ăn dặm như thế này sẽ nhẹ nhàng với hệ tiêu hóa còn non nớt; giúp bé dễ hấp thu mà vẫn cung cấp năng lượng cùng các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu tăng trưởng và phát triển của bé.

Cho bé ăn dặm đúng cách từ một nhóm thực phẩm đến nhiều nhóm thực phẩm

Chọn nhiều thực phẩm khác nhau

Cho bé ăn dặm đúng cách từ một nhóm thực phẩm đến nhiều nhóm thực phẩm

Giai đoạn tập cho bé ăn dặm là giai đoạn bé bắt đầu “khám phá” các mùi vị cũng như những thực phẩm khác nhau; mẹ cần kiên nhẫn tập cho bé ăn từng nhóm thực phẩm; đồng thời quan sát xem cơ thể bé có bị dị ứng với thực phẩm nào hay không. Sau giai đoạn làm quen và nhận biết; mẹ có thể kết hợp nhiều nhóm thực phẩm với nhau để tăng cường chất dinh dưỡng cho bé yêu cũng như phong phú vị giác cho bé.

Nên kết hợp 4 nhóm thực phẩm

Để đảm bảo bữa ăn của bé luôn đầy đủ chất dinh dưỡng; mẹ nên kết hợp 4 nhóm thực phẩm sau theo tỷ lệ hợp lý:

  • Nhóm chất bột đường (gạo, khoai, yến mạch…): nhóm thực phẩm cung cấp năng lượng hàng ngày cho bé. Đặc biệt, trong nhóm bột đường; Yến mạch được mệnh danh là “Nữ hoàng ngũ cốc”; giàu năng lượng, giàu đạm, hàm lượng dinh dưỡng cao; nguồn chất xơ tiêu hóa tự nhiên dồi dào và an toàn, ít gây dị ứng.
  • Nhóm chất đạm: Chất đạm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé vì đạm cung cấp các axit amin cần thiết thúc đẩy sự tăng trưởng; và phục hồi của tế bào. Mẹ nên cho bé ăn cả đạm động vật (gồm thịt, cá…) và đạm thực vật (các loại đậu đỗ…); việc kết hợp hài hòa giữa đạm động vật và thực vật sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh.
  • Nhóm vitamin và khoáng chất: Vitamin và khoáng chất chủ yếu từ trái cây và rau củ; có tác dụng chính hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé và tăng hệ miễn dịch.
  • Nhóm chất béo: ngoài việc cung cấp năng lượng; chất béo còn đóng vai trò quan trọng như là dung môi giúp các vitamin A, D, E, K… hòa tan hấp thu vào cơ thể. Mẹ có thể kết hợp dầu gấc, dầu oliu khi chuẩn bị bữa ăn cho bé; hoặc cho bé dùng thêm phô mai, bơ… để bổ sung nhóm thực phẩm này; giúp bữa ăn của bé ngon hơn.

Mẹ đừng quên áp dụng những mẹo nhỏ cùng GRF để việc cho bé ăn dặm không còn là cuộc chiến mẹ nhé!

Nguồn: vinamilk.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.