Thực đơn mỗi ngày

Gợi ý thực đơn ăn uống mỗi ngày và cách làm của người miền Nam

Gợi ý thực đơn ăn uống mỗi ngày và cách làm của người miền Nam
Mất:9 phút, 0 giây để đọc.

Trong văn hóa ẩm thực của Việt Nam, phong cách ẩm thực của miền Nam và miền Bắc sẽ có sự khác biệt nhất định. Chính vì vậy mà thực đơn hàng ngày của cả 2 miền đều không giống nhau. Người miền Bắc sẽ thích ăn những món ăn có vị mặn, thanh. Còn người miền Nam lại ưa chuộng vị ngọt thanh hơn. Cho nên cách chế biến và sơ chế cũng khác nhau rất nhiều. Vậy hãy cùng GRF điểm qua những món ăn hàng ngày trên măm cơm của người miền Nam xem có gì bên trong đó nhé.

Cách làm thịt gà kho với ngũ vị hương

– Nguyên liệu: Gà ½ con, tỏi, ớt, nước tương, gia vị, dầu hào, ngũ vị hương

– Cách làm:

Thịt gà rửa sạch và chặt miếng vừa ăn

Tỏi bóc vỏ, bỏ sạch, 1 nửa băm nhỏ, nửa còn lại xắt lát mỏng.

Ớt đem cắt khoanh.

Gà ướp tỏi với ớt, tỏi băm, 1 thìa cà phê đường, 1,5 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa canh nước canh tương, 1 thìa cà phê ngũ vị hương trong vòng một giờ hoặc hơn.

Cách làm thịt gà kho với ngũ vị hương

Nếu bạn muốn có một món gà kho đậm đà, ngay sau khi ướp, bạn có thể để vào ngăn mát tủ lạnh qua đêm rồi mới kho. Đặt chảo lên trên dầu nóng, cho tỏi đã cắt lát vào phi thơm. Tiếp theo cho thịt gà vào xào lăn và cho thêm 2 thìa canh dầu hào tiếp tục đảo đều tay cho thấm. Cho thêm ½ bát nước lọc vào đảo cùng thịt gà, để lửa riu riu cho tới khi nước cạn. Cho thịt gà ra bát và đĩa, ăn với cơm nóng.

Cách làm canh mướp nấu thịt

– Nguyên liệu: Hoa mướp 300g, thịt xay 100g, giò sống 100g, hành lá, gia vị

– Cách làm: Hoa mướp nhặt bỏ cọng già, tước sạch xơ và ngâm với nước muối rồi để ráo nước.

Thịt lợn xay trộn đều với giò sống, ướp cùng tiêu, hạt nêm và hành lá cắt nhỏ. Dùng tay vo hỗn hợp thành từng viên tròn vừa ăn.

Đun sôi một nồi nước rồi thả thịt viên và và vớt bọt cho đến khi thịt chín. Sau đó, cho hoa mướp vào đun cùng tới khi sôi thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Không nên đun lâu quá, hoa mướp sẽ mềm nhũn không ngon. Múc canh ra bát to, cho thêm hành lá thái khúc và tiêu vào.

Cách làm thịt bò xào với đậu rồng

– Nguyên liệu: 200g thịt bò, 400g đậu rồng, tỏi, ớt, hành tím, hành lá, rau mùi, gia vị

– Cách làm: Hành khô và tỏi làm sạch, bóc vỏ và dùng dao băm nhỏ

Rau mùi, hành lá làm sạch, thái khúc

Đậu rồng cắt bỏ hai dầu, tước hết phần cạnh, cắt xéo thành những cành dày khoảng 0,5cm. Đun nước sôi, cho thêm muối vào. Khi nước sôi, cho đậu rồng vào luộc tới khi nước sôi lại thì vớt ra rồi để ráo.

Thịt bò làm sạch, thái miếng vừa ăn rồi đem ướp cùng gia vị bao gồm: ½ thìa tỏi băm, 1 thìa nước mắm, ½ thìa hạt nêm, 1 thìa bột ngọt, 1 thìa dầu ăn, ½ thìa hạt tiêu. Ướp trong vòng 15 phút.

Cách làm thịt bò xào với đậu rồng

Để chảo lên bếp, đun sôi dầu và phi thơm tỏi băm. Tiếp tục cho thịt bò vào và đảo cùng cho đến khi săn lại. Chú ý xào trên lửa to. Cho đậu rồng và đảo nhanh tay, cho thêm bột canh và hạt nêm vào. Khi các nguyên liệu đã chín hết thì tiếp tục cho thêm rau mùi, hành lá và ớt vào để đảo cùng 2 lượt rồi tắt bếp.

Đậu, thịt kho tương

– Nguyên liệu: Tương hột: 100 gram, gừng: 1 củ nhỏ, thịt đùi: 300 gram, tỏi, ớt, gia vị

– Cách làm: Rửa sạch thịt với muối và cắt miếng nhỏ vừa ăn. Đem thịt ướp với hạt nêm, bột ngọt, đường trong vòng 15 phút.

Gừng làm sạch, bỏ vỏ, cắt thành từng sợi nhỏ. Tỏi bóc vỏ và băm nhuyễn. Phi gừng, tỏi cho thơm. Cho tương vào và xào nóng. Tiếp tục cho thịt vào và thêm nước, kho với lửa nhỏ cho tới khi thịt chín kỹ thì nêm gai vị cho vừa ăn. Ăn với cơm nóng.

Rau muống xào với tỏi
– Nguyên liệu: rau muống 1 mớ, tỏi, gia vị

– Cách làm:

Rau muống nhặt sạch, bỏ cọng và rửa sạch, để ráo nước. Tỏi đập dập. Phi tỏi thơm với dầu nóng. Khi thấy chúng chín vàng thì tiếp tục cho rau muống vào và đảo trên lửa to. Cho thêm một thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê mắm vào đảo cùng tới khi rau chín là được.

Tôm rim nước cốt dừa ăn với cơm

– Nguyên liệu: 400g tôm, 150g dừa nạo, 50ml nước dừa tươi, 50g tỏi và hành khô, 5 quả ớt sừng, 100 hành lá, rau mùi, gia vị.

– Cách làm: Hành khô bóc sạch vỏ và băm nhỏ

Ớt sừng rửa sạch, bỏ cuống, thái chỉ. Tôm cắt bỏ đuôi và râu, rửa sạch và để ráo. Sau đó ướp tôm với ½ phần hành khô, tỏi và ớt băm nhỏ cùng gia vị bao gồm: 1 thìa cà phê hạt nêm, 1,5 thìa nước mắm, 1 thìa mì chính, 1 thìa đường, 1 thìa tiêu bột trong khoảng 30 phút.

Cho dừa vào máy xay sinh tố cùng một chén nước và vắt kỹ với nước cốt dừa. Rau mùi và hành lá làm sạch, thái nhỏ.

Tôm rim nước cốt dừa ăn với cơm

Phi thơm hành khô, tỏi và ớt băm trên lửa to. Tiếp theo cho tôm và gia vị đã ướp vào đảo đều tay cho tới khi chín săn lại. Sau đó cho hết nước cốt dừa vào và đảo đều tay trong thời gian khoảng 3 phút trên lửa nhỏ. Cho tới khi nước cốt dừa sít và bám lại quanh con tôm là được. Cho thêm hành lá đã thái nhỏ vào đảo đều một chút nữa là được.

Canh cà chua trứng

– Nguyên liệu: 2-3 quả trứng gà ta, 1-2 quả cà chua, gia vị, 2 củ hành khô, mùi, hành lá.

– Cách làm: Hành lá, mùi rửa sạch và thái khúc nhỏ.

Cà chua rửa sạch và bổ thành miếng, hành khô băm nhỏ, trứng đập ra bát, đánh đều.

Cho nồi lên bếp, đun sôi dầu rồi phi hành khô cho thơm. Cho cà chua vào đảo, thêm gia vị. Khi cà chua chín, cho thêm nước vào và đun to lửa.

Khi nước sôi, cho thêm gia vị vừa ăn và đổ trứng đã đánh tan vào và khuấy cho đều tay. Khi nước sôi trở lại thì vặn lửa nhỏ và đun sôi tiếp trong khoảng 2 phút để chín hẳn thì thêm gia vị và tắt bếp, múc ra bát. Nên ăn canh lúc nóng.

Giò heo hầm hạt sen

– Nguyên liệu: Chân giò: 2 cái, hạt sen: 350g, cà rốt + ngó sen, nấm hương: 60g, hành khô + mùi tàu, gia vị: Nước mắm, bột ngọt, hạt nêm.

– Cách làm: Cà rốt rửa sạch, tỉa hoa và thái thành những miếng tròn

Hành khô đem bóc vỏ, rửa sạch và băm nhỏ. Hạt sen làm sạch, rửa sạch với nước và thái thành từng lát mỏng. Mùi tàu rửa sạch, thái nhỏ. Chân giò cạo lông và rửa sạch với nước, đem ướp với hạt nêm và hành khô, cho vào tủ lạnh trong khoảng 2 giờ. Hạt sen cùng nấm hương ngâm trong nước nóng cho tới khi nở thì vớt ra. Cho hạt sen vào nồi và đun trên lửa nhỏ cho tới khi chúng chín bở ra thì tắt bếp.

Giò heo hầm hạt sen

Cho thịt vào nồi áp suất, đổ nước tới ngang mặt thịt rồi thêm gia vị bao gồm bột nêm, mì chính, nước mắm rồi ninh nhừ. Khi thịt chín nhừ cho thêm nấm hương và hạt sen vào tiếp tục đun sôi trong 2 phút. Thả cà rốt, mùi tàu vào và đun chín, nêm nếm cho vừa ăn.

Trên đây là những món ăn được nấu trong thực đơn hàng ngày của người miền Nam. Hi vọng với những gợi ý này, bạn đọc sẽ dễ dàng trổ tài nấu ăn trong bếp để đem đến những bữa ăn ấm cúng, bổ dưỡng và thơm ngon cho gia đình của mình.

Tại sao khẩu vị 3 miền lại khác nhau?

Xét về điều kiện môi trường

Khí hậu miền Nam nắng nóng và độ ẩm cao, khiến cho cơ thể mệt mỏi, không thoát được mồ hôi, nên thèm ngọt để bổ sung năng lượng. Khí hậu miền Trung thì nắng gắt, gió lào, khô, nên thoát mồ hôi nhiều, mất muối, nên ăn mặn.

Mặc khác, miền Trung quanh năm bão lũ, muối thì nhiều nhưng làm ăn lại khó khăn đói kém nên ăn mặn hơn để tiết kiệm thức ăn (cái này mình thấy hợp lý vì khi còn nhỏ nghèo đói nấu gì cũng mặn để mỗi bát cơm ăn một tý thịt thôi).

Khí hậu miền Bắc thì 4 mùa quanh năm. Thích cay là cay, thích mặn là mặn, thích ngọt là ngọt. Những vị giác dưới đầu lưỡi hài hòa ổn định. Bên cạnh đó, điều kiện miền bắc không có nhiều muối cũng như sự ưu đãi đặc biệt nào nên vị ăn bình hòa. Con người ăn thức ăn theo vùng miền, hoà hợp với khí hậu thì ít sinh bệnh tật.

Tại sao khẩu vị 3 miền lại khác nhau?

Xét về yếu tố lịch sử

Do tập quán văn hóa ẩm thực, vùng đông nam bộ khá nhiều người gốc Hoa, họ ăn rất nhiều thịt, thái rất to, thích thịt nhiều mỡ, nấu gì cũng bỏ đường.Người miền Tây chịu ảnh hưởng của người Khmer và người hoa Triêu Châu, nên khẩu vị có sự pha trộn, các món ăn thường kết hợp đẩy đủ gia vị.

Các món ăn hay cho thêm đường, kết hợp với tỏi (người miền Nam luôn dùng tỏi), hai thứ này làm cho món ăn có vị đầm, đậm đà, khử mùi tanh. Thực tế người miền Tây vẫn dùng tỏi và đường để khử mùi, nhưng chưa hoàn toàn nên nhiều món kho, món canh, người miền khác không ăn được.

Nguồn: linkedin.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.