Ẩm thực, Ẩm thực Việt Nam

Tìm hiểu nét độc đáo trong ẩm thực Việt Nam

Ẩm thực Việt Nam
Mất:7 phút, 5 giây để đọc.

Vừa tiếp thu những tinh hoa văn hoá ẩm thực trên thế giới, vừa kế thừa, phát huy những đặc điểm nổi bật của đất nước, ẩm thực Việt Nam ngày càng đa dạng và phong phú. Chính vì điều này mà Việt Nam liên tiếp có những món ăn đứng thứ hạng cao trong danh sách bình chọn uy tín, ẩm thực nước ta ngày càng có chỗ đứng trong giới ẩm thực.

Nét đặc sắc của ẩm thực Việt Nam không chỉ thể hiện ở cách nấu, cách kết hợp nguyên liệu hay cách nêm gia vị phù hợp mà nét tinh hoa của ẩm thực Việt Nam còn được thể hiện qua cách ăn uống của người Việt và những nét văn hóa đặc sắc của ba miền Bắc, Trung, Nam. Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về những nét độc đáo này!

Nét độc đáo trong cách chế biến

Bởi vì, là cái nôi của nền văn minh lúa nước lâu đời; nên từ những bữa ăn hằng ngày cho đến hội hè; đám tiệc, thì trong thực đơn của người Việt không thể vắng mặt món cơm hay các món được nấu từ gạo, nếp. Bên cạnh đó, món ăn của người Việt mang đặc tính ít mỡ vì chủ yếu được làm từ rau; củ, quả và không dùng nhiều thịt. Hơn nữa, phương pháp chế biến các món ăn cũng rất đa dạng từ hấp; luộc, hầm, kho, nướng hay ăn tái sống để giữ hương vị tự nhiên của nguyên liệu.

Món ăn Việt Nam

Ẩm thực Việt Nam có nhiều loại nước chấm

Nếu bạn để ý sẽ thấy rằng; người Việt có rất nhiều món nước chấm khác nhau tương ứng với những món ăn khác nhau. Các món nước chấm được chế biến với công thức đặc trưng; khiến món ăn trở nên đậm đà. Không chỉ vậy, các gia vị nêm nếm hay nguyên liệu đều được sử dụng một cách tương sinh hài hòa; thuận theo nguyên lý “âm dương phối triển và ngũ hành tương sinh”. Do đó, món ăn không chỉ dừng lại ở mức “lắp đầy bụng đói” mà nó còn là những bài thuốc điều trị bệnh hiệu quả.

Tinh túy trong cách ăn

Người Việt thưởng thức món ăn không chỉ bằng vị giác mà còn cả 5 giác quan. Trước tiên, ăn bằng mắt, có nghĩa món ăn phải trình bày cho đẹp; giữ được màu sắc đặc trưng của nguyên liệu. Tiếp đến, là ăn bằng mũi, mùi thơm của món ăn phải dậy lên rồi lan tỏa vào trong không khí. Sau đó, ăn bằng tai, những âm thanh “rôm rốp” giòn tan của món cơm cháy kho quẹt hay tiếng “xèo, xèo” của món bánh xèo sẽ tạo nên một chút thi vị trong quá trình thưởng thức. Và sau cùng, chính là dùng lưỡi để cảm nhận hương vị của món ăn.

Không giống với những quốc gia khác; người Việt thích không khí quây quần; đầm ấm của cả gia đình nên thường dọn tất cả món ăn lên và dùng chung, ai thích gì ăn nấy. Tuy nhiên, cũng có một số “unwritten rules” trong lúc dùng cơm mà bất kỳ ai cũng phải biết; có thể kể đến như “ăn trông nồi, ngồi trông hướng” hay “ăn phải nhai; nói phải nghĩ”… Không chỉ gói gọn trong gia đình; ẩm thực Việt Nam cũng thể hiện tính cộng đồng rất rõ. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh mọi người cùng dùng chung chén nước chấm hay chung một bát canh.

Đặc sắc mỹ vị 3 miền

Mỗi miền có cách chế biến món ăn khác nhau

Ẩm thực miền Bắc có vị vừa phải; không quá đậm đà hay có vị cay, béo ngọt mà chủ yếu sử dụng nước mắm pha loãng và mắm tôm. Nhắc đến ẩm thực miền Bắc; phải kể đến Hà Nội với những món trứ danh như bún chả, bún thang, bún đậu, bánh cuốn Thanh Trì…

Khác hẳn với ẩm thực miền Bắc; hương vị món ăn của miền Nam thường có xu hướng ngọt thanh, cay. Bởi do ảnh hưởng của ẩm thực Trung Hoa; Campuchia, Thái Lan nên ẩm thực miền Nam rất phong phú và được nhiều người yêu thích. Có thể kể đến như: Cá lóc nướng trui; cá kho tộ, canh chua cá lóc, bánh xèo, bánh khọt, mắm cá sặc, mắm ba khía, mắm bò hóc… Và “phở” là món ăn được xem là nét ẩm thực Việt trong mắt du khách nước ngoài đặc biệt ấn tượng khi nhắc đến.

Đặc trưng của ẩm thực miền Trung chính là hương vị đậm đà với nhiều món ăn cay mặn. Món ăn miền Trung thường rất cầu kỳ trong cách chế biến và luôn có màu sắc rực rỡ. Đặc biệt nhất là ẩm thực Huế; do ảnh hưởng từ phong cách ẩm thực cung đình; nên các món ăn thường yêu cầu độ tỉ mỉ và khéo léo rất cao cũng như cách trình bày số lượng các món ăn.

Mối liên hệ với ẩm thực Pháp?

Món pate ngon khó cưỡng

Cho dù không gần gũi về mặt địa lí; ẩm thực Pháp vẫn có những ảnh hưởng nhất định lên nền ẩm thực Việt. Nhiều người vẫn còn tranh cãi về việc phong cách ẩm thực Pháp đã ảnh hưởng đến ẩm thực Việt nhiều như thế nào; nhưng có lẽ nhiều người sẽ đồng ý với nguyên nhân của mối liên hệ này: Thời kì đô hộ của thực dân Pháp tại Việt Nam. Ta có thể kể tên những món ăn màu sắc ẩm thực Pháp tại Việt Nam như: bánh mì baguettes; cà phê và các loại bánh ngọt kiểu Pháp. Ngoài ra, một số loại rau củ được sử dụng tại nhà như cà rốt, bông cải, đậu cove… chỉ xuất hiện sau khi người Pháp tới Việt Nam”.

Một trong những ví dụ quan trọng về ảnh hưởng của ẩm thực Pháp là món bánh mì với nhân bao gồm các nguyên liệu như thịt nướng; dưa chua, rau ngò thơm, pate, “một hỗn hợp của phong cách Việt Nam với nhiều rau thơm và phong cách Pháp với thịt và pate”.

Một tô phở điển hình là một hỗn hợp của nước hầm xương ngọt thanh; thịt bò và sợi phở. Phở thường được dùng làm bữa sáng và nó quan trọng với văn hóa ẩm thực Việt đến nỗi món ăn này trở thành một biểu tượng của lòng tự hào dân tộc. Nhà thơ Tú Mỡ đã từng ca ngợi món ăn này trong tác phẩm “Phở Đức tụng” của mình. Nói tóm lại, món phở không phải là đứa con tinh thần của người Pháp.

Món ăn đường phố

Bánh tráng trộn Việt Nam

Trong khi nhiều người đã quen với những món ăn như phở và bánh mì; thật sự là ẩm thực đường phố của Việt Nam vô cùng đa dạng; phong phú và phức tạp.

Một số ví dụ như: món chả cá và bánh cuốn. Chả cá là một món ăn làm từ cá kết hợp với một ít nghệ và chỉ phổ biến tại Hà Nội. Món bánh cuốn là một món ăn làm từ bột gạo được nhồi với thịt lợn xay. Còn món “cơm tấm” nổi tiếng của Sài Gòn thì được ăn kèm với sườn nướng và lạp xưởng…

Bạn nên học theo người địa phương để tìm được món ăn ngon. “Nếu có nhiều người cùng ăn tại một quán ăn; rất có thể thức ăn ở đó rất ngon”; Holliday nói. “Hãy từ bỏ sự nghi ngại và e dè bởi vì bạn sẽ bỏ lỡ những món ăn ngon nhất tại đất nước này nếu như bạn không ăn những món đường phố. Những món như bún mắm; bánh xèo và hủ tíu đều rất ngon tại miền Nam. Còn bún chả thì lại ngon nhất tại miền Bắc”.

Tổng kết

Qua bài viết trên đây, hy vọng rằng các bạn đã hiểu hơn về sự tinh túy của văn hóa ẩm thực Việt Nam ta. Nếu có cơ hội, bạn đừng quên thưởng thức tất cả những món ngon này nhé!

Ẩm thực ngày nay không chỉ có mục đích nuôi sống con người mà nó còn đóng vai trò như một cầu nối văn hóa để các quốc gia trên thế giới xích lại gần nhau.

Nguồn: Cet.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.